Cách Làm Trắc Nghiệm Hiệu Quả Từ Kinh Nghiệm Của Thủ Khoa

Trắc nghiệm có vẻ dễ lấy điểm nhỉ? Dù không thuộc bài, không biết làm nhưng cũng chỉ cần chọn đại, nếu may mắn chọn đúng đáp án thì được điểm. Nhưng sự thật không phải vậy. Với các môn thi trắc nghiệm, đề thi hay đề kiểm tra đều sẽ rất rộng, nhiều câu còn gài, dẫn đến việc dù biết làm, đã từng học qua nhưng chưa chắc các em chọn được đáp án đúng. Dưới đây, anh sẽ hướng dẫn các em cách làm trắc nghiệm hiệu quả từ kinh nghiệm của anh – Thủ khoa đầu ra ngành Marketing – Đại học Kinh tế TP. HCM.

1. Giữ tâm lý thoải mái để làm trắc nghiệm hiệu quả

Dù là bài kiểm tra giữa kỳ hay thậm chí là bài thi cuối kỳ, các em cũng đừng quá căng thẳng khi làm bài. Khác với tự luận, bài trắc nghiệm luôn có sẵn đáp án nên các em không cần học thuộc từng câu chữ, chỉ cần nhớ ý để chọn thôi nên hãy giữ tâm lý thoải mái. Khi thoải mái thì mình mới đủ sáng suốt để phân định “đúng” – “sai” trong bài trắc nghiệm.

>> Làm gì để giảm bớt áp lực học hành, thi cử?

2. Phân bổ thời gian làm bài hợp lý

Phân bổ thời gian làm bài hợp lý sẽ giúp các em tránh được tình huống đáng tiếc là hết giờ mà chưa làm xong bài. Nếu thời gian làm bài là 1 tiếng và đề thi bao gồm 30 câu hỏi, thì trung bình các em được dành ra 2 phút để làm mỗi câu. Đó là cách làm trắc nghiệm hiệu quả đối với các môn chỉ có các câu lý thuyết.

Còn đối với các môn có bài tập, xen kẽ giữa lý thuyết và các câu tính toán thì sẽ có một chút khác biệt. Đó là các em chỉ nên dành 50% thời lượng trung bình cho mỗi câu để làm các câu lý thuyết. Tức là thay vì chia đều 2 phút cho mỗi câu, thì các em chỉ được dành 1 phút cho mỗi câu lý thuyết. Để dành thời gian kia cho các câu tính toán, vì tính toán luôn mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn.

3. Đọc lướt, làm trước các câu mình chắc chắn

Để làm trắc nghiệm hiệu quả, các em không nên làm lần lượt từng câu theo đúng thứ tự. Những câu nào khó, mình chưa học, không chắc cách giải thì các em cứ lướt qua. Đừng quá mất thời gian vào những câu đó ngay từ những phút đầu tiên, vì nó sẽ khiến các em rối, hoang mang.

Hãy chọn những câu dễ, nhìn vào ra đáp án ngay và mình chắc chắn đáp án đó đúng để làm trước. Ngoài ra, đối với các môn tính toán, nếu câu đó đơn giản, mình biết chắc cách giải thì cũng làm ngay luôn, để gia tăng thêm sự tự tin và đủ lạc quan để quay lại “chinh chiến” với các câu khó mà khi nãy đã bỏ qua. 

4. Không hấp tấp, hãy chắc rằng mình hiểu đúng câu hỏi

Bản chất của trắc nghiệm là thời gian dành cho mỗi câu không nhiều, cần chọn đáp án nhanh. Tuy nhiên, đừng vì thế mà các em hấp tấp, không đọc kỹ câu hỏi, hiểu sai câu hỏi rồi “xớn xa xớn xác” chọn sai đáp án. Không ít bạn chỉ vì hấp tấp mà làm sai những câu mà đáng ra mình đã có thể làm đúng. Khá tiếc luôn!

Để chắc rằng mình hiểu đúng câu hỏi, bên cạnh việc đọc kỹ thì các em cũng cần tìm ra các từ khoá quan trọng trong cả câu hỏi lẫn câu trả lời, để từ đó đưa ra được sự lựa chọn chuẩn xác nhất.

5. Chú ý sự liên quan giữa các câu hỏi

Vì bản chất của đề thi trắc nghiệm là các câu sẽ được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi, nên sẽ dễ xảy ra trường hợp trong cùng 1 đề lại xuất hiện các câu có sự liên quan với nhau, tức là đáp án câu này nằm ở trong câu kia, hoặc có thể dùng dữ liệu của câu này để trả lời câu kia.

Đây là cách giúp các em tìm ra đáp án cho những câu khó mà mình không biết làm. Đồng thời, nó cũng là cách để các em dò lại xem các câu đã làm có đúng không, có các đáp án nào bị mâu thuẫn với nhau không.

6. Cách làm trắc nghiệm hiệu quả với phương pháp loại trừ

Nếu không chọn được đáp án đúng, thì các em hãy thử loại trừ các đáp án sai. Đó là một trong những cách làm trắc nghiệm hiệu quả mà anh đã từng áp dụng. Mỗi câu trắc nghiệm thường sẽ có 4 đáp án, xác suất “đánh lụi” thành công là 25%. Tuy nhiên, nếu loại trừ được 1 đáp án sai, thì các em sẽ chỉ cần chọn giữa 3 đáp án, xác suất tăng lên thành 33%. Tương tự, nếu loại được 2 đáp án sai, thì xác suất làm đúng của các em tăng lên thành 50%. Đặc biệt, nếu xuất sắc loại được 3 đáp án sai thì các em đã làm được câu đó luôn rồi.

>> Phương pháp làm khoá luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt

7. Dò lại trước khi nộp bài

Khi chỉ còn 5 phút nữa là hết giờ, dù đã làm xong hay chưa thì các em cũng nên dừng lại. Đây là lúc để các em dò lại bài để:

  • Câu nào chưa làm thì đánh lụi, còn việc lụi đáp án nào thì tuỳ vào giác quan thứ 6 của các em, hoặc các em có thể “chọn toàn C” cũng được :))
  • Kiểm tra xem có câu nào mình chọn đến 2 đáp án không.
  • Kiểm tra các câu đã làm xem mình có khoanh nhầm đáp án không (tức là trong đầu chọn A nhưng trên bài thi lại chọn B).

>> Tuyệt chiêu chấp hết mọi kiểu đề thi

Trên đây là cách làm trắc nghiệm hiệu quả theo kinh nghiệm của chính anh. Hy vọng các em sẽ áp dụng thành công vào các bài kiểm tra, bài thi sắp tới của mình nha.

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Điều Kiện Tốt Nghiệp Loại Giỏi Của Hệ Cao Đẳng

4 Tác Hại Khôn Lường Khi Thụ Động Trong Việc Học

Sinh Viên Có Nên Tham Gia Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Không?