Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 60) – Điểm Kém, Kết Quả Học Không Tốt

Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 60, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về bị điểm kém, kết quả học không tốt, môn chuyên ngành và có nên đi học bằng xe buýt mỗi ngày không?

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 59) – Thiếu tự tin, thua kém bạn bè

1. Những lý do khiến sinh viên bị điểm kém ở đại học

  • Không tập trung nghe giảng, loay hoay làm việc riêng, ăn vụng, nói chuyện, bấm điện thoại, ngủ gục, thì làm sao mà hiểu bài, làm sao nắm vững kiến thức được, và sẽ kéo theo rủi ro bị điểm kém.
  • Lười làm bài tập, mượn vở bạn chép lại bài giải một cách đối phó, thì sẽ chẳng có kiến thức nào đọng lại trong đầu. Tới lúc đi thi sẽ bị rối, không biết cách làm, sai sót lung tung, rồi bị điểm kém.
  • Học vẹt, học thuộc lòng mà chưa nắm vững bản chất kiến thức, thì sẽ chẳng bao giờ nhớ đúng, nhớ lâu được, sẽ dễ bị nhầm lẫn kiến thức, hoặc bị “quên ngang”, rồi bị điểm kém khi làm bài kiểm tra, bài thi.
  • Học tủ, rồi hy vọng đề thi sẽ ra đúng phần mình học, nhưng thật ra khả năng bị lệch tủ rất cao. Hoặc nếu có may mắn trúng tủ cũng chỉ được có 1-2 lần, chứ không ai may mắn hoài được.
  • Phụ thuộc bạn cùng nhóm, để 1-2 bạn gánh team, làm đủ thứ, còn mình làm có 1 vài việc vặt, vậy thì làm sao mà nắm được kiến thức, tới lúc đi thi các bạn đâu có làm bài dùm mình được?
  • Không nắm rõ nội dung ôn thi, ôn tập lung tung, chưa chú trọng vào những nội dung quan trọng mà giảng viên đã dặn, vào phòng thi lại loay hoay và đạt kết quả chưa tốt, bị điểm kém.
  • Ẩu, thiếu cẩn thận khi làm bài, không đọc kỹ đề, làm xong không dò lại, nên dù có hiểu bài, biết công thức, biết câu trả lời, nhưng cuối cùng thì nhiều bạn sinh viên vẫn bị điểm kém một cách đáng tiếc.

2. Vì sao chăm chỉ học nhưng kết quả học tập không tốt?

  • Chăm chỉ nhưng chưa đúng phương pháp, lao đầu vào học tùm lum, học quá trời nhưng cuối cùng kiến thức đọng lại chẳng bao nhiêu. Hãy thay đổi ngay, tìm cách học khác phù hợp với mình hơn.
  • Học giữa chừng mới chăm chỉ, chứ chưa tập trung, nỗ lực ngay từ đầu học kỳ, như thế thì các buổi học đầu tiên sẽ không vững kiến thức, càng học về sau sẽ càng khó hiểu hơn, khó lòng học tốt.
  • Chăm chỉ nhưng thiếu tập trung, ngày nào cũng dành tận 3-4 tiếng tự học ở nhà, nhưng lại bị xao nhãng bởi các việc khác, học 1 chút lại bấm điện thoại, chơi game, cuối cùng chẳng học được bao nhiêu.
  • Không có hứng thú với chuyên ngành, bản chất các em là người chăm chỉ, chịu khó học, nhưng không thích ngành mình đang học, càng học càng chán, thì có thể sẽ kéo kết quả học đi xuống.

>> Sinh viên đại học bị điểm kém xin thi lại được không?

3. Cách giúp sinh viên học tốt các môn chuyên ngành ở đại học

Môn chuyên ngành là các môn học cung cấp những kiến thức liên quan mật thiết tới công việc/lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên sẽ theo đuổi sau khi ra trường, kiến thức thường sẽ rất nặng và phức tạp. Điểm trung bình các môn chuyên ngành cũng tác động rất lớn tới xếp loại học lực khi ra trường, tác động tới cơ hội việc làm, vì thế, sinh viên cần tập trung và cố gắng học tốt các môn chuyên ngành.

Hãy đảm bảo chăm chỉ từ buổi học đầu tiên cho tới tận khi thi cuối kỳ, chỉ cần mất tập trung, lười biếng vào một thời điểm nào đó, cũng có thể khiến các em không hiểu bài, dẫn tới kết quả học tập sa sút. Kiến thức các môn chuyên ngành sẽ có sự liên quan chặt chẽ với nhau, môn này là nền tảng của môn kia, nên chỉ cần lơ là 1-2 môn căn bản, thì sinh viên sẽ không hiểu bài trong các môn phía sau. Kiến thức chuyên ngành càng khó, thì càng phải tập trung nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, ôn bài, sao cho mình hiểu rõ và biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tế, thì mới đảm bảo kết quả học tập tốt.

4. Sinh viên có nên đi học bằng xe buýt mỗi ngày không?

Khi đi học bằng xe buýt, sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, chẳng phải tốn tiền đổ xăng, gửi xe, thay vào đó, các em chỉ cần trả tiền vé xe buýt tầm 3.000đ/lượt nếu có thẻ sinh viên. Trên xe buýt cũng luôn có máy lạnh, mát mẻ & không lo nắng mưa, khói bụi, mình chỉ cần lên ngồi có tài xế chở tới nơi, nhưng sinh viên lưu ý không nên ngủ quên trên xe buýt, kẻo bị lỡ mất trạm xuống.

Nếu gặp phải chuyến xe đông khách, thì sinh viên sẽ phải đứng suốt chuyến đi, và nhiều khi trạm xe buýt cũng không gần điểm mình muốn tới, phải đi bộ 1 đoạn, đây là một nhược điểm khi đi xe buýt. Sau khi điểm qua những ưu nhược điểm khi đi học bằng xe buýt, thì mỗi bạn sẽ tự cân nhắc xem mình có thích phương tiện di chuyển ngày không, nếu thấy ổn thì mình cứ đi học bằng xe buýt thôi.

Cẩm nang sinh viên tập 60 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện bị điểm kém, kết quả học không tốt, môn chuyên ngành và có nên đi học bằng xe buýt mỗi ngày không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 58) – Xác nhận thực tập, nhiều giấy khen để làm gì?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?