Vì Sao Sinh Viên Đi Làm Thêm Bị Trừ 10% Thuế TNCN?

Đi làm thêm là cơ hội để sinh viên kiếm thêm thu nhập, mặc dù số tiền lương đi làm thêm cũng không nhiều, nhưng vẫn đủ để các em trang trải phần nào chi tiêu mỗi tháng, giúp ba mẹ giảm bớt gánh nặng tài chính. Liên quan tới chủ đề này, bên cạnh chuyện đi làm thêm kiếm được bao nhiêu tiền, mức lương tháng thường là bao nhiêu, thì nhiều bạn sinh viên cũng lăn tăn rằng vì sao mình đi làm thêm lại bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (TNCN)? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Sinh viên có nên đi làm thêm part time không, cần lưu ý gì?

Lương cao trên 11 triệu mới phải đóng thuế TNCN chứ?

Tiền lương đi làm thêm vốn dĩ đã ít ỏi, được có 3-4 triệu/tháng, mà tự nhiên lại bị trừ thêm 10% thuế TNCN, thì lại càng ít hơn, khiến cho sinh viên thắc mắc cũng là điều bình thường thôi, tiền do mình làm ra mà tự nhiên mỗi tháng bị trừ mất 300-400k, nếu nhân lên cho 1 năm thì cũng bay hết 4-5 triệu rồi, phải tìm hiểu kỹ về vấn đề này để tránh việc mình bị thiệt thòi. Khi tìm hiểu trên mạng về thuế thu nhập cá nhân, sinh viên sẽ thấy được thông tin rằng khi chúng ta đi làm có thu nhập chịu thuế từ 11 triệu/tháng trở lên, thì mới cần nộp thuế TNCN, search nhiều trang khác nhau cũng thấy thông tin tương tự, cứ tưởng rằng khi ra trường đi làm lương cao thì mới phải đóng thuế, chứ tại sao sinh viên đi làm thêm lương bèo bọt mà vẫn bị trừ thuế hàng tháng?

Ngoài ra, mức thuế suất TNCN cũng có nhiều bậc khác nhau, thu nhập ở bậc thấp nhất sẽ chỉ cần đóng thuế có 5% tổng lương tháng, nhưng mà sao mình đang là sinh viên đi làm thêm, mỗi tháng chỉ kiếm được sương sương, đâu có nhiều gì, mà lại phải chịu mức thuế TNCN tận 10%, liệu có gì sai sai không?

Sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế không?

Đầu tiên, chúng ta sẽ giải đáp băn khoăn rằng sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế không? Khi hỏi thăm bạn bè xung quanh, các em sẽ thấy rằng có bạn phải đóng thuế, nhưng lại có bạn không cần đóng thuế, nhận full lương chứ không bị trừ mất đồng nào, vậy là sao ta? Mấu chốt nằm ở hợp đồng lao động mà các em ký với bên phía chỗ làm thêm. Nếu sinh viên đi làm thêm part time không ký hợp đồng gì cả, mà chỉ thoả thuận miệng, thì sẽ không bị trừ thuế TNCN, mà chỉ đơn giản là đi làm bao nhiêu tiếng thì nhân lên với số tiền, cuối tháng lãnh lương đúng con số đó. Hoặc thoả thuận miệng rằng lương mỗi tháng là 3 triệu, thì cứ thế mà nhận đủ vào cuối tháng. Tuy nhiên, khi thoả thuận miệng như này thì sinh viên đi làm thêm sẽ không được đảm bảo đủ các quyền lợi khi đi làm, chẳng hạn như chuyện được x3 lương khi đi làm ngày lễ Tết, có hay không sẽ phụ thuộc vào người chủ, hoặc có thể bị cho nghỉ việc bất kỳ lúc nào mà không cần đền bù, chứ sẽ không được Luật Lao Động bảo vệ.

Còn nếu sinh viên đi làm thêm part time, có ký hợp đồng lao động, và thoả mãn những điều kiện cần phải đóng thuế TNCN theo quy định của Luật Lao Động, thì sẽ phải nộp thuế theo đúng luật, thường sẽ là các trường hợp sau:

  • Hợp đồng cộng tác viên hoặc hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng, nếu sinh viên phát sinh thu nhập hàng tháng từ 2 triệu đồng trở lên, thì cần phải đóng thuế TNCN;
  • Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, và thu nhập chịu thuế mỗi tháng từ 11 triệu đồng trở lên, thì cần phải đóng thuế TNCN.

>> Sinh viên đi làm thêm có phải gửi CV xin việc không?

Vì sao sinh viên đi làm thêm bị trừ 10% thuế TNCN?

Đối với 2 trường hợp cần đóng thuế TNCN như quy định nêu trên, thì sinh viên đi làm thêm thường rơi vào trường hợp 1 nhiều hơn, hiếm có bạn nào làm thêm hoặc đi làm part time mà lương tháng lại từ 11 triệu trở lên. Vậy trong trường hợp đó, thì số tiền thuế TNCN sinh viên đi làm thêm bị trừ sẽ là bao nhiêu, có phải 10% không, vì sao lại là con số đó?

Theo quy định, sở dĩ hợp đồng cộng tác viên hoặc hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng (hợp đồng thử việc), nếu thu nhập từ 2 triệu trở lên phải đóng thuế, là để phòng tránh trường hợp người lao động đi làm thêm cùng lúc ở nhiều nơi, nhận nhiều đầu lương, nên tổng thu nhập thực tế sẽ cao hơn nhiều so với con số 2 triệu nêu trên, chẳng hạn như sinh viên đi làm part time ở nhiều nơi, hoặc làm cộng tác viên, freelancer nhận cùng lúc nhiều job, thì job nào phát sinh thu nhập từ 2 triệu trở lên thì sẽ bị trừ thuế TNCN, và con số được quy định trong trường hợp này fix cứng luôn là 10%. Trong trường hợp sau khi kết thúc năm, quyết toán thuế TNCN mà được nằm trong trường hợp hoàn thuế, tức là thuế TNCN cần nộp thấp hơn số thuế TNCN mà mình đã nộp trong năm đó, thì sinh viên có thể làm thủ tục để được hoàn thuế, hoàn lại phần thuế mình đã nộp dư. Tuy nhiên, nếu ngược lại, sau khi quyết toán phát sinh số tiền thuế cần đóng thêm, thì mình cũng cần phải nộp thêm.

Bài viết này đã giúp sinhv iên giải đáp băn khoăn rằng vì sao sinh viên đi làm thêm bị trừ 10% thuế TNCN? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên 1 ngày nên đi làm thêm bao nhiêu tiếng?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?