Khi làm việc, chúng ta phải đảm bảo mình luôn xử lý công việc với một cái đầu tỉnh táo, khách quan, và làm việc với một tinh thần chuyên nghiệp. Hầu như ai cũng muốn mình được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, đồng nghiệp, cấp trên cũng làm việc một cách chuẩn chỉnh như thế. Nhưng thực tế thường sẽ không như mong đợi, nếu lỡ đi làm gặp phải cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất, khiến bạn thấy khó chịu thì phải làm sao?
>> Làm sao để thoát khỏi tâm lý sợ sếp, rén cấp trên?
Đâu là hình mẫu cấp trên lý tưởng?
Khi đi làm, bên cạnh chuyện lựa chọn công ty, cân nhắc sự phù hợp của bản thân với công việc, thì chúng ta thường sẽ có thêm kỳ vọng riêng về cấp trên, tự xác định một hình mẫu cấp trên lý tưởng. Đây là nhu cầu cơ bản, bình thường, chứ không có gì quá đáng, vì bên cạnh chuyện đi làm kiếm tiền, thì ai cũng mong muốn mình được tạo cơ hội để phát triển, hoà hợp với cách làm việc của cấp trên và học hỏi được nhiều điều hữu ích từ sếp. Chứ nếu nhắm mắt vào làm việc đại với một người sếp không đúng mong muốn lắm, hoặc tệ hơn là trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng, thì bạn sẽ khó lòng hoà hợp, dễ xảy ra bất đồng quan điểm và hầu như không thể gắn bó lâu dài với công việc.
Để xác định xem đâu là hình mẫu cấp trên lý tưởng, thì mỗi người sẽ tự có những tiêu chí riêng, những mong muốn xuất phát từ cá nhân mình, nên sẽ khó lòng đưa ra những tiêu chí cụ thể. Còn nếu bạn muốn định hình một cách tổng quan, tham khảo các tiêu chí thường gặp về hình mẫu cấp trên lý tưởng, thì đây là một số gợi ý:
- Sếp có năng lực làm việc tốt, vững kiến thức, vững chuyên môn, là một người tài giỏi;
- Cấp trên có khả năng quản trị tốt, biết cách lead team, vận hành đội ngũ một cách hiệu quả;
- Cấp trên là người công tâm, công bằng, tạo điều kiện ngang nhau cho mọi nhân viên có thể phát triển;
- Sếp biết cách nhìn người, đánh giá và công nhận năng lực của nhân viên, ai giỏi thì được khen thưởng, ai dở thì sẽ khiển trách, đưa lời khuyên để nhân viên rút kinh nghiệm và ngày càng tiến bộ hơn;
- Cấp trên là người uy tín, có trách nhiệm với lời nói và quyết định của mình, không nói 2 lời, không làm việc theo kiểu trước sau bất nhất…
Cấp trên nói 2 lời khiến nhân viên khó chịu thế nào?
Sau khi tìm hiểu đâu là hình mẫu cấp trên lý tưởng, thì bạn sẽ thấy trong đó có một tiêu chuẩn về sự uy tín, trách nhiệm, không nói 2 lời, không làm việc theo kiểu trước sau bất nhất. Nếu đã từng phải làm việc với một người sếp không đáp ứng được tiêu chí này, thì chắc hẳn rằng bạn sẽ hiểu ra ngay vấn đề, hiểu rõ rằng cảm giác khi làm việc với một người sếp như thế sẽ khó chịu, mệt mỏi và áp lực thế nào. Còn nếu chưa từng trải qua, thì bạn cũng sẽ thắc mắc, thậm chí nghĩ mãi mà chưa giải đáp được, vậy hãy cùng tìm hiểu xem cấp trên nói 2 lời khiến nhân viên khó chịu thế nào?
Để dễ hình dung về trường hợp này, chúng ta sẽ đi thẳng vào một số tình huống thực tiễn khi cấp trên nói 2 lời. Chẳng hạn như cấp trên tuyên bố rằng sẽ thưởng cho những ai tháng này vượt 150% KPI, tức là kết quả làm việc tốt gấp rưỡi so với target, nhưng tới khi tổng kết tháng, có người đạt được điều đó nhưng cấp trên lại lật mặt, không thưởng gì hết, thì bạn sẽ thấy khó chịu như thế nào, liệu trong tương lai bạn có tin tưởng được lời nói của người sếp ấy nữa hay không, vừa bị hụt mất khoản tiền thưởng, vừa mất lòng tin vào người cấp trên của mình. Hoặc cấp trên trước sau bất nhất, hôm qua họp xong chốt kiểu này, hôm nay lại quên mất tiêu, chuyển sang kiểu khác, trong khi bạn chỉ là người đứng giữa, hôm qua đã báo thông tin cho khách hàng rồi, hôm nay đổi lại sao mà được, chẳng khác nào đi nói 2 lời, không giữ uy tín với khách, mà lỡ đâu hôm qua khách đã đóng tiền, chốt hợp đồng luôn rồi thì lại càng khó xử hơn.
>> Có nên góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác?
Đi làm gặp cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất thì phải làm sao?
Đi làm mà gặp cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất sẽ khiến bạn rơi vào nhiều tình huống khó xử, càng nhiều lần như thế thì càng khiến bạn cảm thấy bất mãn, mệt mỏi, có ý định rằng sẽ bật sếp, tuy nhiên, liệu đó có phải là phương án xử lý thích hợp không? Câu trả lời là không, cho dù cấp trên có những sai sót gì, hoặc có cách làm việc không ổn, thì họ vẫn đang là sếp của mình, họ vẫn đang được ban lãnh đạo công ty tin tưởng trọng dụng, bây giờ bạn bật sếp chẳng khác nào đang tự hại chính mình, chưa kể rằng điều đó có thể khiến mối quan hệ của đôi bên ngày càng tệ hơn, khó lòng tiếp tục làm việc trong tương lai. Đồng thời, khi đồng nghiệp xung quanh chứng kiến thì họ cũng sẽ có ấn tượng xấu về bạn.
Thật ra, chuyện cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất, thì sau khi vào làm việc một thời gian bạn mới nhận ra được, chứ khi ứng tuyển việc làm, khi phỏng vấn, cho dù bạn có quan sát kỹ, nhạy bén tới đâu, thì cũng chưa phát hiện ra sớm được, nên đây là điều khó lòng phòng tránh trước từ đầu. Vậy lỡ xui rủi đi làm gặp cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất thì phải làm sao? Đầu tiên, bạn cần cân nhắc xem liệu mình có muốn tiếp tục làm công việc này không, hãy đặt lên bàn cân những điều chưa tốt trong cách làm việc của cấp, chẳng hạn như chuyện nói 2 lời, và những điều tích cực mà bạn đang có trong công việc này. Nếu những điều tích cực ấy đủ để lu mờ chuyện trước sau bất nhất của sếp, thì bạn sẽ tiếp tục làm việc, nhưng phải cẩn trọng hơn. Bạn không nên nghe và vội tin những gì mà sếp nói miệng, chưa có văn bản, cũng không có tin nhắn cụ thể. Tốt nhất là sau khi nghe xong thì bạn giả vờ nhắn tin lại để xác nhận, hoặc push thư ký của sếp phải gửi email thông báo chính thống. Khi đã có giấy trắng mực đen, có văn bản, tin nhắn lưu lại rồi, thì bạn cứ yên tâm làm việc của mình thôi, không cần phải lăn tăn, lo lắng gì nữa.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng đi làm gặp cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đi làm bị cấp trên chê thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.