Câu Hỏi Phỏng Vấn: Bạn Cần Bao Lâu Để Làm Quen Với Công Việc?

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn thường gặp để xác định năng lực làm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi thêm rằng “Bạn cần bao lâu để làm quen với công việc?”. Câu hỏi này nhằm đánh giá xem liệu ứng viên có phải là người có khả năng thích ứng nhanh, làm quen nhanh chóng với công việc mới, đồng nghiệp mới, khách hàng mới và đối tác mới hay không. Họ hỏi để chắc chắn rằng ứng viên không bị quá quen với công ty cũ, đến khi vào công ty mới thì lại bị sốc văn hoá, mất nhiều thời gian để làm quen. Vì thế, để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn này, bạn cần chú trọng vào các nội dung bên dưới.

1. Đã vững chuyên môn nên làm quen với công việc rất nhanh

Đối với những người đã có nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn thì sẽ xoáy mạnh vào ý này để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn làm quen với công việc rất nhanh, chỉ đơn giản là chuyển sang một công ty mới thôi, chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến công việc của bạn cả, bạn đã biết sẵn rằng mình cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt hiệu quả công việc tốt nhất, vì trong quá khứ bạn đã từng nhiều lần thay đổi công ty. Hoặc nếu bạn chỉ làm duy nhất ở 1 công ty nhưng trong thời gian dài thì cũng dã trải qua nhiều thay đổi về lãnh đạo, đồng nghiệp, chạy các dự án mới, áp dụng quy trình mới, công nghệ mới,… nên có khả năng thích nghi cao.

2. Đã tiếp xúc nhiều kiểu người nên biết cách nhanh chóng làm quen

Ý này thì sinh viên mới ra trường sẽ dựa vào nhiều hơn. Tất nhiên là những người đã đi làm lâu năm cũng vẫn sử dụng ý này để tăng thêm phần thuyết phục cho câu trả lời của mình bằng cách chia sẻ rằng mình đã từng làm việc với nhiều phong cách sếp khác nhau, cũng từng phối hợp với nhiều đồng nghiệp có tính cách và cách làm việc khác nhau nên sẽ có khả năng thích nghi nhanh.

Sở dĩ sinh viên mới ra trường xoáy vào ý này nhiều hơn là vì ý đầu tiên họ sẽ không nói được, vì mới ra trường làm gì đã vững chuyên môn. Sinh viên mới ra trường thường đưa ra những dẫn chứng để thể hiện khả năng thích nghi của mình bằng các câu chuyện liên quan đến việc làm quen với bạn mới ở năm nhất, làm quen với mọi người khi mới tham gia CLB trong trường, làm quen với các bạn khi tham gia nhóm thuyết trình mới,… Nói chung là đã tiếp xúc và hiểu nhiều kiểu người khác nhau, từ những người cầu toàn, cho tới những người dễ tính,… nên bây giờ vào công ty thì cũng sẽ làm quen với mọi người nhanh thôi.

>> Cách để làm quen với đồng nghiệp trong tuần đầu đi làm

3. Đã tìm hiểu kỹ về công việc, hào hứng muốn bắt đầu sớm

Đây chính là cái gọi là động lực làm việc, tức là thể hiện rằng bạn đã có sự tìm hiểu kỹ về công ty, về công việc, rất thích làm việc trong ngành này, ở vị trí mà mình đang ứng tuyển. Chính điều đó đã là động lực to lớn, bạn hào hứng muốn bắt đầu làm việc thật sớm để nhanh chóng tiếp xúc, làm quen với công việc, với mọi người trong công ty. Tức là bạn vốn dĩ đã có khả năng thích nghi tốt (thông qua 2 ý trả lời ở phần trước), mà lại còn có động lực to lớn, muốn bắt đầu công việc sớm nữa, thì bạn sẽ lại càng thích nghi nhanh chóng hơn. Kiểu như là “Em có khả năng thích nghi nhanh chóng, mà đây còn là công việc em rất thích nữa nên chắc chắn rằng em sẽ thích nghi nhanh chóng hơn rất nhiều”.

4. Đưa ra khoảng thời gian cụ thể để làm quen với công việc

Sẽ rất thiếu sót nếu bạn nói rất nhiều lý lẽ nhưng không “chốt hạ” một con số cụ thể cho nhà tuyển dụng. Đó có thể là 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng, tuỳ thuộc vào bản thân của mỗi người. Có thể trên thực tế bạn sẽ làm quen với công việc nhanh hơn hoặc chậm hơn, nhưng ít nhất thì hiện tại nhà tuyển dụng đang cần sự ước lượng từ bạn, nên việc đưa ra một con số sẽ là điều cần thiết.

Nhưng hãy lưu ý rằng con số tối đa mà bạn có thể đưa ra là 2 tháng (tương đương với thời gian thử việc thông thường, con số bạn đưa ra càng thấp hơn thì chứng tỏ bạn thích nghi càng nhanh hơn). Bạn không nên đưa ra con số lâu hơn 2 tháng, vì nếu để thời gian làm quen với công việc quá dài thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn không phù hợp, mà nếu thật sự bạn cần nhiều hơn 1 tháng để thích nghi thì bạn nên tự nhìn lại mình, vì khả năng thích nghi của bạn đang chưa tốt, cần phải rèn luyện thêm. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn nhé!

>> 7 điều không nên làm khi bắt đầu một công việc mới

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý