Bất cứ công việc nào, dù ở vị trí quản lý hay nhân viên thì đều gặp phải những áp lực khác nhau, hay còn gọi ngắn gọn là stress. Sẽ có những người biết cách tự vượt qua khi bị stress, để vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, cũng không ít người tỏ ra hoang mang, mệt mỏi, bế tắc khi bị stress trong công việc, khiến công việc bị đình trệ và ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc. Ngoài ra, nhiều người còn luôn than phiền rằng công việc áp lực quá, mình bị stress quá, khiến các đồng nghiệp khác trong công ty cũng bị xuống tinh thần.
Chính vì thế, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi rằng “Bạn sẽ làm gì khi bị stress trong công việc?” để đảm bảo rằng họ sẽ tìm được một ứng viên biết khéo léo xử lý khi bị stress, để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và không làm đình trệ công việc. Vậy nếu gặp phải câu hỏi phỏng vấn này thì các em nên trả lời như thế nào?
>> Ứng xử thiếu khôn khéo khi phỏng vấn thì có bị loại không?
Không được trả lời là mình chưa bao giờ bị stress
Nếu các em là sinh viên mới ra trường, chưa từng có nhiều kinh nghiệm đi làm, thì có thể các em chưa bị stress trong công việc. Tuy nhiên, chắc chắn các em đã từng bị stress vì chuyện học hành hoặc trong cuộc sống rồi. Chính vì thế, các em tuyệt đối không được trả lời với nhà tuyển dụng rằng mình chưa bao giờ bị stress, nếu có stress trong công việc thì mình kể ra, nếu có stress trong học tập thì mình cũng kể ra trong tình huống này được luôn, không sao cả.
Nếu trả lời rằng mình chưa bao giờ bị stress thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá các em là người khá non, chưa bị đặt vô áp lực bao giờ, nên nhiều khả năng sẽ không chịu được áp lực công việc trong tương lai. Ngoài ra, họ cũng có thể nghĩ là các em không biết cách giải quyết khi bị stress, không dám kể về những lần bị stress trong quá khứ nên phải giả vờ trả lời là chưa bao giờ bị stress. Bên cạnh đó, nếu trả lời là chưa bao giờ bị stress thì các em cũng đã đánh mất cơ hội thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy là mình có khả năng xử lý khi bị stress để không ảnh hưởng đến kết quả công việc.
>> Lần đầu xin việc, phải trả lời thế nào khi được hỏi về điểm yếu?
Cách trả lời câu hỏi “Bạn sẽ làm gì khi bị stress trong công việc?”
Đây là câu hỏi rất quan trọng, đặc biệt là khi các em ứng tuyển vị trí mà phải thường xuyên đối mặt với áp lực công việc, áp lực deadline. Để trả lời tốt câu hỏi này, các em cần đưa ra một tình huống trong quá khứ mà mình đã bị stress. Từ đó, nêu ra rõ nguyên nhân, cách nhìn nhận, cách xử lý của bản thân khi bị stress trong công việc. Các em cần làm rõ cách xử lý của mình, chẳng hạn như là sẽ làm gì để giảm stress, giảm bớt áp lực, thường sẽ xử lý trong bao lâu, có than thở không, có ảnh hưởng đến công việc không, có làm ảnh hưởng đến những người xung quanh không.
Ngoài ra, các em cũng cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng liệu mình có phải là người dễ bị stress không? Vì có nhiều người mới gặp áp lực nhỏ đã stress, rất thường xuyên bị stress luôn, nên nhà tuyển dụng sẽ muốn xác định xem liệu các em có phải là người dễ bị stress không. Bên cạnh đó, có một lưu ý khi trả lời câu hỏi này, chính là đừng quá tập trung vào việc các em bị stress như thế nào, chẳng hạn như mất ăn mất ngủ cả tuần, chán nản không muốn nói chuyện với ai trong công ty,… Đó không phải những điều nhà tuyển dụng đang quan tâm, nhiều khi nói ra thì họ lại còn thấy các em tiêu cực hơn. Chính vì vậy, hãy tập trung vào điều quan trọng mà anh đã nói ở trên, chính là cách các em xử lý như thế nào khi bị stress. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các em nhé.
>> Phải làm gì khi bị stress trong công việc?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.