Checklist Là Gì? Lợi Ích Khi Dùng Checklist Trong Công Việc Và Học Tập

Checklist ngày nay đã trở thành một cụm từ cực kỳ phổ biến trong học tập, công việc và đời sống. Nhiều khi chúng ta vẫn đang dùng nó như một thói quen, sử dụng mỗi ngày, nhưng có thể vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa checklist là gì, cũng chưa nắm rõ hết toàn bộ lợi ích mà checklist mang lại trong học tập và công việc…

>> 3 cách giúp người mới làm quen và thích nghi với công việc

Checklist là gì?

Checklist là danh sách những đầu việc cần hoàn thành, được liệt kê dưới dạng danh sách, mỗi công việc ở một dòng, và có ô trống ở phía trước để mình check vào sau khi đã làm xong việc. Tức là những việc nào đã hoàn thành, thì sẽ check vào, những việc nào chưa hoàn thành, thì vẫn còn đang để trống, khi nhìn vào thì bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được tiến độ làm việc. Ngày nay, checklist được sử dụng cực kỳ phổ biến, bạn có thể tự làm checklist trong sổ tay, trên giấy sticker, trên laptop, hoặc ngay trên chiếc điện thoại smart phone bất ly thân của mình.

Lợi ích khi học sinh/sinh viên dùng checklist trong học tập

Để đạt kết quả học tập tốt, sinh viên cần đảm bảo mình đủ quyết tâm, chăm chỉ và nghiêm túc học tập. Đồng thời, các em cũng cần có phương pháp học hiệu quả, tối ưu hiệu suất học tập của chính mình. Một trong những giải pháp hữu hiệu chính là sử dụng checklist trong học tập, nó sẽ giúp các em biết được rằng mỗi ngày mình cần hoàn thành những việc gì, học những môn nào, làm bài tập nào, ôn lại kiến thức nào. Khi nhìn vào checklist hàng ngày, thì nó cũng giúp học sinh/sinh viên dễ dàng nắm bắt được rằng mình đang học tới đâu, còn đầu việc nào chưa hoàn thành, tránh việc dự định sẽ dành thời gian để học cái này, cái kia, nhưng rồi lại quên mất tiêu. Ngoài ra, sinh viên đại học cũng còn rất nhiều hoạt động khác ngoài việc học, chẳng hạn như tham gia CLB, đi làm thêm, đi thực tập, trau dồi ngoại ngữ,… các em hoàn toàn có thể đưa những điều này vào checklist công việc để đảm bảo mình quản lý chúng thật hiệu quả, tránh bị quá tải, tránh bỏ sót.

>> Ôn thi bằng sơ đồ tư duy mind map có hiệu quả không?

Lợi ích khi dùng checklist trong công việc/khi đi làm

Khi đi làm, bạn sẽ dễ bị quá tải nếu có quá nhiều việc cần làm mà mình lại không biết sắp xếp, quản lý công việc, không biết phân chia thời gian làm việc sao cho hợp lý, hoặc là nhiều việc quá nên dễ bị quên, bị sót, dễ bị cấp trên khiển trách. Đừng để viễn cảnh đó xảy ra với mình, hãy áp dụng checklist khi đi làm, đưa các công việc cần làm vào checklist mỗi ngày, cứ làm xong việc nào thì tick vào. Điều này sẽ giúp bạn không bao giờ bỏ sót công việc, đồng thời, theo dõi được tiến độ rằng hôm nay mình đã hoàn thành xong những việc nào, còn những việc nào chưa làm. Ngoài ra, cảm giác cứ xong việc nào tick vào một cái cũng cực kỳ sảng khoái, cảm giác giống như mình đang thừa thắng xông lên ấy, nó sẽ tạo động lực để bạn cố gắng, nỗ lực và chăm chỉ hoàn thành hết các việc cần làm. Trong công việc, những ai sử dụng checklist thường sẽ đạt hiệu suất làm việc cao hơn, tuân thủ deadline hơn và chắc chắn sẽ được cấp trên đánh giá cao, gia tăng cơ hội thăng tiến.

Nên sử dụng checklist song song với thời gian biểu

Để phát huy tối đa những lợi ích mà checklist mang lại, thì bạn nên áp dụng chúng song song với thời gian biểu, tức là vừa liệt kê những công việc cần làm, vừa đưa chúng vào timeline rõ ràng, phân chia thời gian biểu cụ thể hàng ngày, hàng tuần. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo giờ nào việc nấy, tối ưu hoá hiệu suất làm việc, những việc gì cần ưu tiên làm trước, việc nào làm sau, việc nào cần dành nhiều thời gian hơn, bạn hãy cân nhắc và sắp xếp sao cho hợp lý nhất. Sau khi đã hoàn thành thời gian biểu công việc, thì bạn cần đảm bảo bản thân nghiêm túc tuân thủ và tập trung cao độ khi thực hiện, để mình có thể hoàn thành hết những checklist công việc cần làm, đúng thời gian quy định, tránh dây dưa kéo dài thời gian, rồi khiến công việc bị delay, tồn đọng quá nhiều sang ngày hôm sau, khiến bạn phải đối mặt với rủi ro bị quá tải.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ checklist là gì, nắm được những lợi ích thiết thực của nó trong học tập và công việc, đồng thời, gợi ý cho bạn cách sử dụng checklist song song với thời gian biểu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn nâng cao kết quả học tập và tối ưu hiệu suất làm việc!

>> Kỹ năng quản lý thời gian thông minh bạn có thể rèn luyện ngay

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?