Có Nên Học Tiếng Anh Theo Kiểu Chậm Mà Chắc Không?

Luôn có sự tranh cãi nảy lửa giữa 2 trường phái học Tiếng Anh – Một nhóm cho rằng khi học một ngôn ngữ mới thì bạn phải dành nhiều thời gian để tập trung học càng nhanh càng tốt, càng học càng thực hành nhiều thì càng nhanh chóng thành thạo. Song song đó, cũng có một nhóm cho rằng học ngôn ngữ thì cần thời gian để mình làm quen, thích nghi và ghi nhớ, nên học theo kiểu chậm mà chắc, chứ không nhất thiết phải ép mình học nhanh. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp xem có nên học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc không nhé!

>> Làm thế nào để giao tiếp Tiếng Anh lưu loát như người bản xứ?

Ưu điểm khi học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc

Học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc tức là bạn sẽ học từ từ, vừa học nội dung mới, vừa ôn lại kiến thức cũ để đảm bảo mình hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu bản chất của các cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, đoạn hội thoại giao tiếp, từ đó, bạn sẽ có thể ghi nhớ lâu hơn, tránh việc nhầm lẫn các cấu trúc ngữ pháp, nhớ lộn nghĩa của các từ vựng với nhau, đây chính là ưu điểm đầu tiên khi bạn học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc.

Bên cạnh đó, cách học này cũng giúp bạn học một cách chuẩn xác, bài bản hơn, chẳng hạn như bạn sẽ dành thời gian để luyện phát âm Tiếng Anh sao cho chuẩn xác, đồng ý rằng nó sẽ mất thời gian hơn, mất nhiều công sức, đòi hỏi sự kiên trì hơn, nhưng nó sẽ giúp cho trình độ ngoại ngữ của bạn xịn xò hơn, nhất là khi bạn làm những công việc phải thường xuyên giao tiếp Tiếng Anh với người nước ngoài. Ngoài ra, bản chất Tiếng Anh là một ngôn ngữ khác hẳn tiếng mẹ đẻ, nên bạn cũng cần dành thời gian để cho mình kịp thời tiếp thu, xử lý và ghi nhớ kiến thức, chứ nếu ép mình học quá nhanh, học nhồi, học dồn dập trong một thời gian ngắn thì bạn sẽ dễ bị quá tải, áp lực, và dễ nản rồi bỏ cuộc giữa chứng.

Nhược điểm khi học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, thì việc học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc cũng tồn tại một số nhược điểm khiến nhiều người lo ngại. Đầu tiên, chắc chắn nó sẽ khiến bạn mất thời gian nhiều hơn, vì mình đang học theo kiểu chậm mà chắc, khi mình đã hiểu rõ kiến thức, nắm rõ bản chất vấn đề rồi mới học tiếp nội dung khác. Cụ thể hơn, thời gian để bạn có thể học giỏi Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc sẽ gấp 2-3 lần so với những ai học nhanh, học lẹ, chẳng hạn như thay vì người ta học thuộc 20 từ vựng trong 30 phút, thì bạn sẽ mất 60-90 phút.

Ngoài ra, khi lựa chọn học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc, thì bạn cũng sẽ dễ bị cuốn theo tâm lý rằng học từ từ cũng được, không gấp, nhiều khi đang học giữa chừng mà có việc khác xen ngang, thì bạn bỏ học luôn để đi làm việc kia. Hoặc nếu thấy mình học hoài không thuộc, không vô, thì bạn cũng sẽ dễ đổ thừa rằng mình đang học theo kiểu chậm mà chắc, đâu cần thuộc gấp, nhưng vô tình điều này sẽ khiến bạn thiếu sự chủ động, thiếu quyết tâm trong việc học Tiếng Anh. Đặc biệt, nếu không nghiêm khắc với bản thân hơn, thì bạn sẽ bị rơi vào trạng thái học mãi mà không giỏi, không thấy mình tiến bộ, nhiều khi suốt 2-3 tháng nhìn lại thì thấy trình độ Tiếng Anh của mình vẫn đang dậm chân tại chỗ.

>> Hướng dẫn cách học từ vựng Tiếng Anh dễ hiểu, nhớ lâu

Có nên học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc không?

Sau khi điểm qua những ưu nhược điểm, thì chúng ta sẽ cùng giải đáp băn khoăn được nêu ra ở đầu bài viết, đó chính là có nên học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc không? Câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người, vì mỗi chúng ta sẽ có trình độ ngoại ngữ khác nhau, mục tiêu khác nhau, phù hợp với những phương pháp học, cách học khác nhau.

Học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc sẽ phù hợp với những bạn đang chưa vững kiến thức nền tảng, đang mất căn bản Tiếng Anh, khi đó, chắc chắc bạn cần phải học từ từ, học kỹ để nắm vững nền tảng trước, rồi sau này chạy nước rút sau cũng được. Tuy nhiên, khi học theo kiểu chậm mà chắc, bạn cần phải cực kỳ quyết tâm, nghiêm khắc với bản thân, để đảm bảo việc học của mình thật chất lượng, học có hiệu quả, học thuộc dứt điểm, chứ không dây dưa, có một nội dung mà học hoài từ ngày này sang ngày khác. Còn với những bạn đã có sẵn căn bản rồi, đang có mục tiêu rằng mình phải nhanh chóng giao tiếp lưu loát, hoặc cần luyện thi cấp tốc để lấy chứng chỉ TOEIC, IELTS cho các mục đích cá nhân cấp bách, thì có thể học nhanh hơn, gấp rút hơn, nhưng tất nhiên cũng cần phải tập trung học đàng hoàng, chứ không phải học lẹ cho xong, nghĩ rằng mình đã hiểu bài rồi, nhớ bài rồi, nhưng thực chất lại dễ quên, dễ nhầm lẫn kiến thức.

Nên dành bao nhiêu tiếng/ngày để học Tiếng Anh?

Tuỳ mỗi người sẽ phù hợp với kiểu học Tiếng Anh khác nhau, có người hợp với kiểu chậm mà chắc, nhưng cũng có người muốn học nhanh. Dù chọn học Tiếng Anh theo kiểu nào, thì bạn cũng cần học liên tục trong một quá trình không bị ngắt quãng, tức là hầu như ngày nào bạn cũng cần dành thời gian để học, thì nó sẽ tốt hơn việc để dành tới cuối tuần mới lật đật lôi sách vở ra học, còn những ngày trong tuần thì bỏ xó việc học Tiếng Anh sang một bên. Vậy nếu bạn quyết tâm học mỗi ngày, thì nên dành bao nhiêu tiếng/ngày để học Tiếng Anh?

Câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào quỹ thời gian rảnh của mỗi người, nếu là sinh viên thì phải ưu tiên việc học trên trường, còn người đi làm cũng phải mất ít nhất 8 tiếng/ngày ở công ty, chứ cũng không thể dành quá nhiều thời gian/ngày cho việc học Tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm theo đuổi mục tiêu rằng mình phải cố gắng học giỏi Tiếng Anh, thì nên dành tối thiểu 45 phút/ngày để học, đồng thời, bạn cần nghiêm túc và tập trung cao độ, tránh việc vừa học vừa chơi, đang học giữa chừng lại bấm điện thoại, nhắn tin, lướt Facebook, Tiktok,… vì như thế sẽ khiến buổi học không hiệu quả.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng có nên học Tiếng Anh theo kiểu chậm mà chắc không, đồng thời, đưa ra gợi ý rằng nên dành bao nhiêu tiếng/ngày để học Tiếng Anh. Chúc bạn học tốt!

>> Sinh viên tự học để giỏi Tiếng Anh dễ hay khó?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tân Sinh Viên Thấy Mình Học Kém Thì Phải Làm Sao?

Học Song Ngành & Văn Bằng 2 Khác Nhau Thế Nào?

Sinh Viên Thuê Trọ Ở Ghép & Cách Chọn Bạn Cùng Phòng