Đi Làm Vài Ngày Rồi Xin Nghỉ Việc – Lý Do Và Cách Phòng Tránh

Khi đi làm, ai cũng mong muốn mình sẽ tìm được một công việc tốt để gắn bó lâu dài, tức là chẳng ai rảnh rỗi để đi làm vài ngày rồi xin nghỉ việc cả. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp đang xảy ra như thế, tức là khi apply, gửi CV, phỏng vấn thì bạn cảm thấy rất hào hứng, rồi nhận việc xong đi làm vài ngày lại thấy chán nản, thấy không phù hợp, rồi lại xin nghỉ việc ngay, hoặc thậm chí một số bạn còn nghỉ ngang, mất tích luôn mà không báo với công ty một lời. Dưới đây là những lý do dẫn tới thực trạng ấy, kèm theo cách phòng tránh!

>> 6 kiểu ma cũ khiến sinh viên điêu đứng khi lần đầu đi làm

Lý do vì sao đi làm vài ngày rồi xin nghỉ việc?

Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn tới thực trạng nhiều người đi làm được vài ngày rồi xin nghỉ việc. Phổ biến nhất là vì thấy công việc nhàm chán, không như mình kỳ vọng, không như mình hình dung ban đầu, và tất nhiên điều này sẽ đến từ 2 nguyên nhân, thứ nhất là do bạn không tìm hiểu kỹ về công việc từ trước, không đọc kỹ mô tả công việc, khi đi phỏng vấn cũng không hỏi rõ nhà tuyển dụng về những công việc cần làm thường ngày, đồng thời, một phần nguyên nhân cũng có thể đến từ việc nhà tuyển dụng hoàn hảo hoá công việc một cách quá mức, vẽ nên một bức tranh màu hồng, khiến ứng viên mơ mộng rồi vỡ mộng. Bên cạnh đó, chuyện đi làm vài ngày rồi xin nghỉ việc cũng đến từ lý do rằng ứng viên chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, còn đang mơ hồ về tương lai, nên quyết định apply đại để trải nghiệm, để thử sức xem mình có làm được không, có thích không, nếu thấy không hợp với công việc thì sẽ xin nghỉ. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp ma cũ bắt nạt ma mới, hoặc nhân viên mới có bất đồng quan điểm với cấp trên, với đồng nghiệp cùng phòng ban, cảm thấy môi trường làm việc không hợp, nên quyết định xin nghỉ luôn sau khi mới đi làm  vài ngày.

Đi làm vài ngày rồi xin nghỉ gây nên những tai hại nào?

Đi làm vài ngày rồi xin nghỉ không phải là một điều bình thường, bạn đừng nghĩ rằng nếu không hợp với công việc thì cứ nghỉ, vì chính điều đó sẽ gây nên nhiều tác hại cho bạn. Đầu tiên, nó sẽ khiến bạn mất thời gian đi apply, gửi CV, phỏng vấn, rồi mất vài ba ngày đi làm việc ở rất nhiều nơi, rồi lại nghỉ. Và tất nhiên, khi mới chỉ vào làm việc có vài ngày rồi xin nghỉ, thì bạn cũng chẳng học hỏi được gì, cũng chẳng có được trải nghiệm hay kinh nghiệm gì hữu ích cho bản thân, mà nó chỉ khiến bạn mệt mỏi và lãng phí thời gian, công sức. Đồng thời, điều đó cũng khiến các công ty mất thời gian khi cứ phải tuyển dụng, training được vài bữa xong nhân viên lại nghỉ.

Bên cạnh đó, đi làm vài ngày rồi xin nghỉ thì bạn cũng cần đặt dấu chấm hỏi về tính cách và năng lực làm việc của bản thân, bạn có dễ xảy ra bất đồng, xích mích với đồng nghiệp hay không, hoặc năng lực làm việc của bạn có đủ để thích nghi với công việc tại các công ty hay không, mà sao cứ mới vào làm việc vài ngày lại xin nghỉ? Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên để xảy ra trường hợp này, thì bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá là nhảy việc quá nhiều, khiến CV xin việc bị mất điểm, thậm chí đa số công ty cũng sẽ thẳng tay loại ngay những ứng viên có thói quen nhảy việc, đi làm vài ngày rồi xin nghỉ, đứng núi này trông núi nọ, dễ chán nản công việc, có khả năng gắn bó không cao với công ty…

>> 3 tác hại khôn lường khi nhảy việc quá nhiều

Cách phòng tránh trường hợp đi làm vài ngày rồi xin nghỉ

Để phòng tránh trường hợp đi làm vài ngày rồi xin nghỉ, bạn có thể thử áp dụng một số giải pháp sau. Đầu tiên, bạn cần chắc chắn rằng mình đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, biết mình thích làm gì, muốn làm trong lĩnh vực nào và có thế mạnh như thế nào? Đồng thời, bạn cũng cần xác định trước xem mình mong muốn sẽ làm việc trong công ty có môi trường thế nào, quy mô ra sao, ở khu vực nào, mức lương mong muốn bao nhiêu,…

Sau khi trả lời được cụ thể những câu hỏi đó, thì bạn mới nên bắt đầu tìm việc, từ những từ khoá liên quan tới công việc, vị trí ứng tuyển và mức lương mong muốn. Tất nhiên, trước khi gửi CV ứng tuyển, thì bạn cũng cần dành thời gian đọc kỹ mô tả công việc, xem liệu vị trí đó có thật sự phù hợp với mong muốn, nguyện vọng và khả năng của bản thân không, đây chính là yếu tố tiên quyết để bạn có thể làm tốt công việc và gắn bó lâu dài, tránh trường hợp đi làm vài ngày rồi xin nghỉ.

Tiếp theo, khi phỏng vấn thành công và được nhận vào công ty làm việc, thì bạn cần phải giữ tinh thần ôn hoà, cầu tiến, chủ động làm việc, tránh để xảy ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, cấp trên. Ngoài ra, trong các buổi training nhân viên mới, bạn cần tập trung lắng nghe, chỗ nào chưa rõ thì hỏi lại ngay, để đảm bảo mình đã hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, tính chất công việc, nắm được quy trình làm việc, biết được những mặt tốt của công việc, chính điều này sẽ tạo nên sự hào hứng, động lực làm việc, giúp bạn luôn thoải mái làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ những lý do dẫn tới thực trạng đi làm vài ngày rồi xin nghỉ việc, đồng thời, đưa ra một số cách giúp bạn phòng tránh điều ấy. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Cách gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý