Chuyện nghỉ việc lúc nào cũng luẩn quẩn trong tâm trí bạn, tức là bạn đã trong trạng thái này suốt một thời gian dài mà chưa tìm được hướng xử lý. Vấn đề này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm phương án cho 1 trường hợp cụ thể, rằng khi công ty khó khăn kéo dài, thì nên làm tiếp hay nghỉ việc?
Công ty khó khăn ảnh hưởng thế nào đến nhân viên?
Khi đi làm, ai cũng mong muốn công ty kinh doanh thuận lợi, ngày càng phát triển, mở rộng phạm vi, thì mình sẽ vừa được mang tiếng là làm ở công ty lớn, có nhiều danh tiếng, và tất nhiên công ty kiếm được nhiều doanh thu thì tiền lương, thưởng của nhân viên cũng sẽ rủng rỉnh hơn. Muốn là một chuyện, có được như thế không lại là chuyện khác, trong thực tế, có nhiều công ty đang kinh doanh bình thường, tự dưng gặp trục trặc, khó khăn, lượng khách hàng giảm sút, doanh thu cũng ngày càng tuột dốc. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nhân viên?
Đầu tiên, chuyện công ty khó khăn chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, tâm trạng làm việc của nhân viên, mọi người sẽ dễ rơi vào trạng thái ủ rũ, chán nản, uể oải, đi làm mà chẳng có tí năng lượng nào, tất nhiên điều này cũng sẽ kéo kết quả làm việc đi xuống, thậm chí nhiều trường hợp còn để xảy ra sai sót trong công việc, gây nhiều thiệt hại cho công ty. Tiếp theo, khi công ty khó khăn, nguồn tài chính không đủ dư dả, thì hoạt động marketing và kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, KPI và tiền lương trực tiếp của những người làm trong các bộ phận này tự dưng sẽ bị tuột giảm nghiêm trọng, nhất là với phòng kinh doanh, khi đa số tiền lương đều tới từ hoa hồng, mà bây giờ công ty khó khăn, chi ít tiền quảng cáo, thì tất nhiên doanh thu sẽ thấp và hoa hồng cũng thấp.
Bên cạnh đó, khi công ty khó khăn kéo dài, không cân đối được tài chính để vận hành, thì nhiều khả năng sẽ phải đóng bớt chi nhánh, hoặc thiếu thốn vật dụng, cơ sở vật chất đi xuống, khiến khách hàng complain thì bộ phận chăm sóc khách hàng cũng cực kỳ mệt mỏi, khi suốt ngày phải nghe những lời complain mà không có cách nào để giải quyết, không có đủ tài chính thì làm sao mà bảo trì thiết bị, mua sắm vật dụng, cập nhật cơ sở vật chất? Ngoài ra, khi công ty khó khăn kéo dài, nguồn tài chính ngày càng suy kiệt, sẽ dễ dẫn tới rủi ro trễ lương, nợ lương, thậm chí không đủ khả năng chi trả lương cho nhân viên, có đòi hay kiện thì giám đốc cũng không có đủ tiền để trả, vậy là kéo theo rủi ro nhân viên bị mất trắng tiền lương?
Công việc không thuận lợi, lương thấp, cảm giác sẽ ra sao?
Như đã phân tích ở phần trước, nếu công ty gặp khó khăn, công việc không thuận lợi, thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý, tâm trạng làm việc và mức thu nhập của toàn thể nhân viên. Nếu bạn không làm việc ở những phòng ban phải tiếp xúc, làm việc với khách hàng, hoặc có thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn khách hàng, doanh thu, thì áp lực và sự mệt mỏi mà bạn phải chịu đựng sẽ thấp hơn đôi chút, nhưng đó chắc chắn cũng không phải cảm giác dễ chịu, thoải mái như khi mình được làm việc trong một công ty đang trên đà tăng trưởng, phát triển và có tiềm lực tài chính dồi dào.
Đó là điều chắc chắn, và là sự thiệt thòi mà bạn không xứng đáng phải gánh chịu, ban hoàn toàn đủ năng lực để có được một công việc tốt hơn, trong một công ty kinh doanh thuận lợi hơn, tài chính nhiều hơn, vậy mà bây giờ phải đồng cam cộng khổ với một công ty đang khó khăn, công việc không thuận lợi, lương lương, cảm giác ấy sẽ cực kỳ khó chịu, bực bội, và có phần không cam tâm. Vậy bạn còn phải chịu đựng tình hình này thêm bao lâu nữa, công ty khó khăn kéo dài thì nên làm tiếp hay nghỉ việc?
Công ty khó khăn kéo dài, nên làm tiếp hay nghỉ việc?
Khi công ty khó khăn ban đầu, bạn nên tiếp tục đồng hành, gắn bó, hãy nhớ tới lúc công ty đang kinh doanh thuận lợi, cấp trên và ban giám đốc đối xử tốt với bạn thế nào, công việc này giúp bạn học hỏi được những gì, phát triển bản thân ra sao? Hãy xem những điều đó là lý do để níu chân bạn, để mình ráng nán lại làm việc, cùng góp sức, đồng hành giúp công ty lội ngược dòng, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tất nhiên, khi quyết định ở lại gắn bó, thì bạn cần phải tập trung làm việc đàng hoàng, mang về kết quả tốt nhất có thể, để cố gắng đưa công ty vươn lên, chứ không được làm việc một cách tạm bợ, trì trệ, ráng ở lại nhưng lại đóng vai trò như cục đá kéo công ty tiếp tục đi xuống.
Nhưng khi công ty khó khăn kéo dài thì lại là một câu chuyện khác. Bạn có thể đồng hành, ráng nán lại làm việc khi công ty khó khăn trong khoảng 3-4 tháng, hoặc nếu thâm niên bạn làm việc ở đó lâu hơn, gắn kết hơn, thì có thể ráng lâu hơn, tầm 6-7 tháng. Tuy nhiên, khi tình hình khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài, bạn đã cố gắng làm việc, chờ đợi quá lâu nhưng không thấy có khởi sắc, chẳng thấy ban lãnh đạo có phương hướng cụ thể nào, suốt ngày chỉ hứa hẹn rằng tháng sau sẽ tốt hơn, sẽ cải thiện, nhưng chẳng thấy làm gì khác, khiến bạn mất lòng tin, và nghĩ tới chuyện mình nên làm tiếp hay nghỉ việc? Điều này sẽ phụ thuộc vào quan điểm và từng trường hợp cụ thể của mỗi người, chứ sẽ khó lòng đưa ra một kết luận chung. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhìn vào những đồng nghiệp xung quanh, ít ra họ cũng đang trong hoàn cảnh tương đồng với bạn nhất, những mệt mỏi, chán nản mà bạn phải chịu đựng khi công ty khó khăn kéo dài, thì những đồng nghiệp xung quanh cũng phải đối mặt. Vậy họ đang suy nghĩ gì, đang cảm thấy thế nào và có dự định về tương lai ra sao, hãy thử hỏi thăm một số đồng nghiệp, nhất là những người có vị trí tương đồng và cùng phòng ban với mình.
Đó sẽ là cơ sở để bạn tham khảo và ra quyết định, tuy nhiên, đối với quan điểm của tác giả thì khi công ty khó khăn kéo dài quá lâu, bạn cũng đã cố gắng nán lại tầm 1 năm nhưng chẳng thấy vấn đề được giải quyết, mà cũng chẳng biết khi nào sẽ hết khó khăn, thì bạn nên xin nghỉ việc, tìm một công việc, một cơ hội việc làm mới. Dù sao bạn cũng đã cố gắng nán lại và làm việc hết mình trong 1 năm qua rồi, bây giờ bạn có quyền tìm kiếm cho mình một công việc tốt hơn, sẽ không ai trách móc hay đánh giá tiêu cực, quyết định này của bạn hoàn toàn được tôn trọng.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng công ty khó khăn kéo dài, nên làm tiếp hay nghỉ việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.