Đi Học Có Sướng Hơn Đi Làm Không? Đúng Nhận Sai Cãi!

“Đi học có sướng hơn đi học không” vẫn luôn là điều được tranh luận khá phổ biến, đặc biệt là trong đối tượng học sinh – sinh viên, các em cảm thấy việc học quá áp lực, quá mệt mỏi, muốn nhanh chóng ra trường đi làm để thoát khỏi áp lực học hành, thi cử, điểm số. Tuy nhiên, đối với người đã đi làm, thì lại cho rằng hồi xưa đi học sướng biết bao. Vậy cuối cùng thì đi học có sướng hơn đi làm không? Chúng ta sẽ cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết này!

>> 8 áp lực công việc bạn phải đối mặt khi đi làm kiếm tiền

Vì sao nhiều người cho rằng đi học sướng hơn đi làm?

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng giải mã xem vì sao nhiều người cho rằng đi học sướng hơn đi làm. Thật ra, đây là quan điểm riêng của mỗi người, bất kỳ ai cũng có quyền đánh giá, nhận xét và được người khác tôn trọng quan điểm của mình. Lý do đầu tiên chính là vì thời gian rảnh của người đi học sẽ nhiều hơn, thông thường, học sinh – sinh viên chỉ đi học trên trường khoảng 4 tiếng/ngày, rồi ở nhà ôn bài, làm bài tập khoảng 2 tiếng/ngày, tổng cộng thời gian dành cho việc học sẽ khoảng 6 tiếng/ngày. Còn khi đi làm, thì mặc định mỗi ngày chúng ta phải đi làm đủ 8 tiếng, khi có quá nhiều việc và deadline gấp rút thì sẽ phải tăng ca, làm thêm giờ để đảm bảo hoàn thành công việc, không bị đình trệ công việc.

Tiếp theo, một số người cũng cho rằng dù đi học vẫn có áp lực, nhưng nó sẽ không thể sánh bằng với những áp lực và trách nhiệm mà người đi làm phải đối diện, thậm chí nếu công việc hoàn thành chậm trễ hoặc có những sai sót, thì bạn sẽ ngay lập tức bị khiển trách, và phải chịu trách nhiệm với điều đó, cũng có thể sẽ bị mất bonus và các khoản thưởng hàng tháng khi làm việc chưa tốt, chưa đạt đủ KPI mà công ty đặt ra. Chưa kể những lần phải làm việc, đối mặt với khách hàng, đối tác khó tính, nóng tính, với nhiều đòi hỏi khắt khe, lại càng khiến người đi làm đau đầu hơn.

Những áp lực bạn phải đối mặt khi đi học

Những người cho rằng đi học sướng hơn đi làm có những quan điểm riêng của họ, tuy nhiên, bạn cần đánh giá khách quan bằng cách đặt mình vào góc nhìn của người khác. Trên thực tế, khi đi học, học sinh – sinh viên vẫn phải đối mặt với rất nhiều áp lực, khiến các em cực kỳ đau đầu và cảm thấy không thoải mái, cụ thể như sau:

  • Áp lực khối lượng kiến thức: Trong mỗi học kỳ, học sinh – sinh viên sẽ phải tiếp xúc, tiếp thu với một khối lượng kiến thức khổng lồ từ 4-5 môn học khác nhau, các em cần đảm bảo mình nắm vững các kiến thức đó sau khi kết thúc môn, ngay cả khi học kỳ sau mình lại phải tiếp thu thêm kiến thức từ những môn học khác nữa. Đây là một thử thách không hề dễ dàng mà học sinh – sinh viên phải đối mặt và vượt qua.
  • Áp lực điểm số: Mặc dù nắm vững kiến thức là điều quan trọng nhất, nhưng điểm số vẫn là hình thức đánh giá kiến thức phổ biến dành cho học sinh – sinh viên, các em phải cố gắng đảm bảo điểm trung bình môn học của mình ở mức khá, giỏi, và từng bài kiểm tra, bài thi đều phải đạt điểm tốt.
  • Áp lực thi cử: Học tài thi phận, không ít sinh viên cực kỳ áp lực mỗi khi đến giai đoạn thi học kỳ, dù mình đã ôn bài kỹ lưỡng, khá vững kiến thức, nhưng cũng không tránh khỏi việc bị run, bị stress khi bước vào phòng thi. Làm bài tốt thì không sao, còn nếu làm bài không tốt thì lại phải đối mặt với rủi ro rớt môn, nợ môn, học lại.
  • Áp lực đồng trang lứa (peer pressure): Áp lực rằng mình phải giỏi như những bạn đồng trang lứa, phải điểm cao như “con nhà người ta” là điều mà học sinh – sinh viên thường phải đối mặt, nhất là khi phụ huynh đặt kỳ vọng cao.
  • Áp lực tìm việc khi ra trường: Sinh viên năm 4 bên cạnh áp lực học tập thì còn phải đối mặt với áp lực tìm việc sau khi ra trường, các em lo sợ rằng mình sẽ khó lòng tìm việc, chưa thể cạnh tranh với các bạn giỏi khác, thậm chí nhiều bạn còn chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, vẫn còn đang mơ hồ về công việc tương lai.

Chính vì góc nhìn từ những áp lực này, nên đa số học sinh – sinh viên đều cho rằng đi làm sướng hơn đi học. Vậy thì bây giờ, chúng ta hãy thử chuyển góc nhìn để xem khi đi làm bạn phải đối mặt với những áp lực nào nhé!

>> Học đại học có khó không, các môn học có phức tạp không?

Những áp lực bạn phải đối mặt khi đi làm

  • Áp lực về năng lực làm việc: Khi đi làm, nếu muốn có cơ hội phát triển và được đánh giá cao, thì bạn phải không ngừng trau dồi bản thân, nâng cao năng lực làm việc, chính điều này đã khiến không ít người cảm thấy áp lực, nhất là khi thấy mình đi làm lâu năm mà vẫn chưa phát triển được bản thân.
  • Áp lực chỉ tiêu, KPI: Đi học có áp lực điểm số, thì đi làm sẽ có áp lực về chỉ tiêu, KPI, nếu làm việc không đạt KPI thì bạn vừa bị khiển trách, vừa áp lực, vừa ảnh hưởng không tốt đến thu nhập của mình.
  • Áp lực deadline: Bất kỳ công việc nào được giao đều sẽ có deadline, bạn không thể thong thả làm việc từ từ, mà phải sắp xếp công việc, quản lý thời gian thật tốt để đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn, không trễ deadline, thậm chí sẽ có những lúc bạn bị giao việc một cách đột xuất với deadline gấp rút.
  • Áp lực trách nhiệm: Khi đi làm, bạn phải chịu trách nhiệm với toàn bộ công việc mà mình phụ trách, nếu hoàn thành công việc không tốt hoặc để xảy ra sai sót, gây ra thiệt hại, thì chính bạn là người chịu trách nhiệm lớn nhất.
  • Áp lực tài chính, mức lương: Phải làm sao khi đi làm lâu năm mà không được tăng lương, mức lương của mình thấp hơn so với những đồng nghiệp khác hoặc những người đồng trang lứa, đây chính là nguyên nhân khiến người đi làm luôn phải đối mặt với áp lực tài chính, áp lực mức lương, trong khi còn đi học thì chẳng phải lo gì về điều này.
  • Áp lực cạnh tranh và thăng tiến: Nếu không cố gắng làm việc tốt, thì bạn sẽ khó lòng thăng tiến, thậm chí bạn còn có thể bị sa thải, đào thải khỏi thị trường lao động, chính điều này đã gây áp lực lớn với người đi làm.

Đi học có sướng hơn đi làm không?

Sau khi nhìn nhận vấn đề dưới cả 2 góc nhìn, thì chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình về việc “Đi học có sướng hơn đi làm không?” – Câu trả lời là có, đi làm là phiên bản nâng cao của đi học, tất nhiên, áp lực cũng sẽ nhiều hơn, nặng đô hơn, chứ không hề sung sướng như các bạn học sinh – sinh viên thường nghĩ.

Khi đi học, bạn chẳng phải lo lắng về tài chính, trong khi đây là điều khiến những người đi làm kiếm tiền cực kỳ đau đầu. Khi đi học, bạn có thể đăng ký lịch học, còn khi đi làm, bắt buộc mỗi ngày phải làm đủ 8 tiếng, đi trễ có thể sẽ bị cảnh cáo hoặc kỷ luật theo nội quy công ty. Đi học là mình được học, còn đi làm thì buộc phải học, phải trau dồi bản thân nếu không muốn bị đào thải, bị bỏ lại phía sau, phải ngậm ngùi nhìn mọi người lần lượt được tăng lương, thăng tiến. Ngoài ra, khi đi học, các mối quan hệ xung quanh của bạn sẽ hoàn toàn vô tư, không vụ lợi, còn khi đi làm, mọi người thường sẽ kết nối với nhau vì mục đích riêng, vì những lợi ích cá nhân, phải đề phòng lẫn nhau, chứ sẽ ít khi vô tư, trong sáng như tuổi học trò.

Kết luận đi học sướng hơn đi làm ở phần trên sẽ đúng khi bạn làm việc nghiêm túc, còn trong trường hợp bạn đi làm cho có, thiếu tập trung, làm việc hời hợt, và cũng chẳng có nhu cầu thăng tiến, thì có thể đi làm sẽ sướng hơn đi học. Nhưng đó là sướng trước khổ sau, khi làm việc mà không đặt cái tâm vào đó, đi làm như đi chơi, thì bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ với mức lương ít ỏi, và khả năng cao sẽ bị đào thải trong tương lai, khi thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt hơn. Bạn có đồng ý với quan điểm trên không? – Đúng nhận sai cãi nhé!

>> Đi làm mà không thân với cấp trên thì có sao không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?