Khi đi học, đa số sinh viên đều đặt mục tiêu rằng mình sẽ tốt nghiệp ra trường với mức điểm tương đối tốt, để tăng cơ hội việc làm, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng khi xin việc sau này. Chính vì thế, sẽ rất khó chịu nếu như sinh viên nhận thấy mình đang bị đối xử không công bằng, cụ thể là trường hợp giảng viên thiên vị, chấm điểm thiếu minh bạch. Đây là vấn đề khá nhạy cảm, nhưng nếu các em đã có đầy đủ bằng chứng, thì hãy mạnh dạn tìm cách giải quyết. Vậy giảng viên thiên vị, chấm điểm không công bằng thì sinh viên phải làm sao?
>> 5 lỗi tối kỵ giảng viên cực ghét mà sinh viên nên tránh
Dấu hiệu nhận biết giảng viên thiên vị
Chuyện thiên vị, thiếu công bằng, thiếu minh bạch điểm số là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và bị nghiêm cấm trong môi trường học đường, tức là nếu giảng viên nào ngang nhiên vi phạm, thì chắc chắn sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật, nếu ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng thì có thể sẽ bị buộc dừng công tác. Chính vì thế, sinh viên cũng nên có sự tìm hiểu kỹ, thu thập được đầy đủ bằng chứng, để có thể khẳng định thông tin một cách chính xác nhất, tránh trường hợp hiểu lầm, hiểu sai, đưa ra những khẳng định bậy bạ, vì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới các em. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp để nhận biết giảng viên đang thiên vị, chấm điểm không công bằng:
- Có những bạn không hiểu bài, không làm được bài, nhưng liên tục đạt điểm khá, giỏi;
- Giảng viên chấm điểm theo cảm tính, theo tâm trạng vui buồn, không theo thực tế;
- Ra đề kiểm tra, bài tập về nhà để lấy điểm thiếu công bằng, người quá dễ, người quá khó;
- Cho điểm cộng, điểm trừ theo cảm hứng, ai thân với giảng viên thì dễ được điểm cộng hơn;
- Có bằng chứng rằng một số bạn thân thiết với giảng viên được biết trước đề kiểm tra;
- Sinh viên cố gắng hết sức, nỗ lực làm bài, nhưng liên tục nhận về điểm kém một cách khó hiểu;
- Cách làm bài tương tự nhau, nhưng người điểm cao, người điểm thấp, khiếu nại không được giải quyết;
- Cùng là điểm chuyên cần, nhưng có bạn chỉ cần điểm danh 1 lần, có bạn ngày nào cũng phải điểm danh…
Khi có từ 3 dấu hiệu trở lên, thì khả năng cao rằng các em đang phải đối mặt với trường hợp giảng viên thiên vị, chấm điểm không công bằng. Vậy cảm giác thế nào khi sinh viên bị chấm điểm không công bằng?
Cảm giác thế nào khi bị chấm điểm không công bằng?
Khi bị chấm điểm không công bằng, cụ thể là điểm số đạt được luôn thấp hơn so với kết quả làm bài thực tế, thì tất nhiên tâm trạng của sinh viên sẽ cực kỳ khó chịu, nhất là khi điều này đã kéo dài khá lâu, và vẫn có xu hướng tiếp diễn. Đầu tiên, sinh viên sẽ thấy buồn, sao mà không buồn được cơ chứ, khi mà mình nỗ lực, cố gắng học tập, nhưng lại bị điểm kém hơn những bạn chưa cố gắng bằng? Tiếp theo, sinh viên sẽ thấy tủi thân, thấy cực kỳ bất công, vì sao cùng đi học như nhau, nhưng giảng viên lại thiên vị bạn khác, chấm điểm dễ hơn mình?
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ cảm thấy bực bội, bất mãn, muốn làm rõ trắng đen mọi chuyện, các em không thể chịu đựng thêm nữa, không thể chấp nhận chuyện mình ngang nhiên bị giảng viên đối xử bất công, và càng không thể để chuyện thiên vị tiếp diễn trong môi trường học đường. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, sinh viên cần cân nhắc hướng xử lý sao cho khéo léo. Vậy giảng viên thiên vị, chấm điểm không công bằng thì phải làm sao?
>> Sinh viên muốn học tốt thì nên bắt đầu từ đâu?
Giảng viên thiên vị, chấm điểm không công bằng thì phải làm sao?
Nói có sách, mách có chứng, nhất là với vấn đề liên quan tới danh dự, nhân phẩm và công việc kiếm tiền của thầy cô, thì mình càng phải rõ ràng, minh bạch, thu thập được càng nhiều bằng chứng khách quan càng tốt. Dựa trên các dấu hiệu nhận biết giảng viên thiên vị, nếu thấy giảng viên của mình có dấu hiệu nào, thì sinh viên cần phải cố gắng thu thập đầy đủ bằng chứng, càng cụ thể càng tốt, tránh trường hợp nói là em thấy, em nghĩ, em cảm giác vậy, hoặc các bạn khác trong lớp cũng đồng tình,… tất cả những điều đó chỉ là suy nghĩ chủ quan, cảm tính cá nhân, chứ chưa phải bằng chứng xác thực.
Thay vào đó, sinh viên nên tập trung tìm kiếm những bằng chứng cụ thể hơn, khách quan hơn, còn nếu không có đủ bằng chứng thì thôi, chuyện này xem như không giải quyết được, hoặc cũng có thể chuyện giảng viên thiên vị chỉ là do các em và một số bạn khác cảm thấy thôi, chứ chưa chắc thực tế đã như vậy. Trong trường hợp đã thu thập được kha khá chứng cứ, thì sinh viên chỉ cần báo lên với phòng đào tạo của trường, có thể nộp đơn, gửi email hoặc nói chuyện trực tiếp cũng được, miễn sao các em đã có đầy đủ bằng chứng thuyết phục, tránh trường hợp chưa có gì rõ ràng mà đã đi báo cáo. Khi nhận được đầy đủ thông tin, thì nhà trường sẽ tự có cách xử lý phù hợp, các em không cần can thiệp vào nữa.
Sinh viên lưu ý đừng hiểu lầm giảng viên
Giảng dạy là công việc chính của giảng viên, đó là kế sinh nhai và hầu như là công việc kiếm tiền đúng chuyên môn duy nhất của họ, chính vì thế, chắc chắn các giảng viên sẽ không dại dột tới nỗi vô tư thiên vị, chấm điểm lung tung một cách thiếu công bằng, khiến mình phải đối mặt với rủi ro mất việc đâu. Cho dù có thân thiết với sinh viên thế nào, ưu ái ra sao, thì cũng chỉ ở mức độ vừa phải, khó lòng chấm điểm thiên vị một cách rõ rệt.
Chính vì thế, trước khi kết luận hoặc tố cáo trường hợp giảng viên thiên vị, chấm điểm không công bằng, thì sinh viên cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng, xác định sao cho chuẩn xác, tránh việc hiểu lầm giảng viên, buộc tội lung tung, thiếu căn cứ, vì điều đó vừa sẽ khiến mình bị khiển trách ngược lại, vừa ảnh hưởng xấu tới hình tượng của bản thân, mọi người sẽ quy chụp các em là một người học trò vô lễ, dám nghi ngờ cả thầy cô của mình,… Thậm chí, trường hợp nặng hơn, có thể điều này sẽ khiến giảng viên ấy có ấn tượng xấu với các em, từ đó, sẽ chấm điểm gắt gao hơn trong các bài thi, bài kiểm tra trong tương lai, và trong trường hợp ấy thì người thiệt thòi nhất chính là bản thân các em.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng giảng viên thiên vị, chấm điểm không công bằng thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên nói xấu giảng viên bị phát hiện thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.