Học Đến Bao Giờ Mới Xong?

“Học đến bao giờ mới xong?” là thắc mắc của không ít người, thậm chí là chúng ta thắc mắc từ tuốt hồi còn đi học cho tới khi đã ra trường đi làm. Rồi trong tương lai, có thể chúng ta sẽ tiếp tục thắc mắc về chủ đề này. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!

>> 5 thói quen buổi sáng giúp bạn thành công

Học đến bao giờ mới xong?

“Học, học nữa, học mãi” – Thật vậy, việc học không bao giờ là kết thúc cả, vì kiến thức là vô tận, cho dù bạn cực kỳ tập trung, nghiên cứu rất kỹ kiến thức chuyên ngành, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều mảng kiến thức mà mình chưa học đến. Đồng thời, kiến thức vẫn luôn được cập nhật ngày qua ngày, có thể hiện tại bạn có thể tạm cho rằng mình đã “vững kiến thức chuyên ngành”, nhưng nếu bạn không chịu cập nhật kiến thức mới, thì sau 3-5 năm nữa, bạn sẽ bị thụt lùi, thậm chí là lạc hậu về kiến thức, cản trở sự phát triển trong tương lai của bản thân.

Tất nhiên, bạn cũng không cần phải ép mình cố gắng nhồi nhét một đống kiến thức vào đầu, vì đó không phải là học. Học là quá trình tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, với một khối lượng nhất định, tránh việc học dồn, học nhồi, vì như thế bạn sẽ bị quá tải và dễ bị quên kiến thức, thậm chí là nhầm lẫn giữa các kiến thức với nhau. Hãy để việc học là một quá trình tự nhiên, hãy học để hiểu, học đi đôi với thực hành, và đặc biệt là bạn phải thấy vui, thấy hứng thú với những gì mình đang học. Vậy câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm chính là “Học không bao giờ là xong cả”. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu rõ hơn về đáp án này nhé, để bạn hiểu rõ rằng vì sao mình phải “Học, học nữa, học mãi”.

Vững kiến thức chuyên ngành khi tốt nghiệp đại học

Tốt nghiệp đại học là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn học tập trên trường lớp, học từ bài giảng của thầy cô, học từ kiến thức trong sách vở… Tất nhiên, bạn cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành khi tốt nghiệp đại học thì mới hoàn thành tốt giai đoạn học tập trên trường lớp của mình. Đừng để tốt nghiệp ra trường mà kiến thức chuyên ngành còn chưa vững, còn mơ hồ, thậm chí là học xong quên luôn kiến thức, vì như thế sẽ gây bất lợi lớn khi tìm việc làm.

Khi phỏng vấn ứng viên, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ quan tâm tới kiến thức chuyên ngành và năng lực học hỏi của ứng viên, họ sẽ đánh giá cao những ai vững kiến thức và có khả năng học hỏi tốt. Chính vì thế, trong buổi phỏng vấn, sẽ có nhiều câu hỏi xoáy sâu vào kiến thức, để nhà tuyển dụng đánh giá chính xác xem ứng viên có vững kiến thức chuyên ngành chưa, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, lần đầu tìm việc. Vậy để gia tăng cơ hội việc làm của mình, bạn cần đảm bảo rằng mình đã vững kiến thức chuyên ngành khi tốt nghiệp đại học.

>> Làm thế nào để sinh viên vững kiến thức chuyên ngành?

Ra trường đi làm vẫn phải học việc, thử việc

Sau khi tìm được việc làm, được công ty mời lên nhận việc, thì bạn sẽ phải tiếp tục học hỏi để làm quen với công việc, nhất là những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc trước đây. Bạn sẽ được công ty training, hướng dẫn về sản phẩm, dịch vụ của công ty, về quy trình làm việc, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để có thể hoàn thành tốt công việc. Đây có thể gọi là giai đoạn học tập dựa trên công việc thực tế, nó sẽ thú vị hơn nhiều so với học trong sách vở hồi còn đi học, nhưng tất nhiên nó cũng kèm theo nhiều khó khăn, thử thách và áp lực hơn.

Khi học việc, thử việc, bạn cần đảm bảo mình luôn tập trung lắng nghe, ghi chép đầy đủ những gì được hướng dẫn, sau đó thực hành chúng sao cho thật nhuần nhuyễn, để đảm bảo rằng mình có thể thực hành tốt những điều đó, ứng dụng những kiến thức đó thật chuẩn xác trong quá trình làm việc của mình. Tất nhiên, sau khi bạn hoàn tất khoảng thời gian học việc, thử việc, dù bạn đã thành thạo công việc, thì việc học vẫn chưa kết thúc đâu.

>> 3 sai lầm chết người bạn nên tránh khi thử việc

Muốn thăng tiến phải tích luỹ thêm kiến thức

Ai cũng có thể vượt qua giai đoạn học việc, thử việc, nhưng không phải ai cũng trở thành nhân viên nổi trội và được cân nhắc thăng tiến. Nếu muốn được thăng tiến trong tương lai, thì bắt buộc bạn phải tiếp tục học hỏi để tích luỹ thêm kiến thức. Đây là điều hoàn toàn chính xác, vì để được thăng tiến lên vị trí cao hơn, thì bắt buộc bạn phải nắm vững kiến thức nâng cao hơn, thậm chí còn phải học thêm về kỹ năng quản trị, kỹ năng lãnh đạo, để tương xứng với vị trí công việc đó.

Chính vì thế, trong suốt quá trình làm việc, bên cạnh việc cố gắng đảm bảo kết quả làm việc tốt, thì bạn còn phải sẵn sàng nhận thêm những thử thách mới, chấp nhận những nhiệm vụ khó mà mình chưa đảm nhiệm bao giờ, vì bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ những công việc ấy. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu xem nếu muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn thì cần phải học hỏi thêm những kiến thức gì, tích luỹ những chứng chỉ, bằng cấp gì, rồi tự trau dồi thêm đầy đủ những điều ấy. Còn về kỹ năng quản trị và lãnh đạo, bạn cũng nên tự rèn luyện để đảm bảo bản thân mình đủ vững vàng và là lựa chọn hàng đầu để công ty cân nhắc thăng tiến. Và tất nhiên để trau dồi những điều ấy thì vẫn xoay quanh việc học.

Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của bạn rằng “Học đến bao giờ mới xong?” – Hãy cố gắng học hỏi, không ngừng trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân mình nhé. Học không bao giờ là thừa, những gì bạn học chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích với bạn trong tương lai đấy.

>> Trau dồi những gì để thăng tiến trong công việc?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?