Học Hành Căng Thẳng Quá Thì Làm Gì Cho Khuây Khoả?

Học tập là nhiệm vụ đương nhiên của sinh viên, các em có thể dành thời gian cho các hoạt động khác tuỳ theo ý mình, nhưng vẫn phải dành phần lớn thời gian và nỗ lực để mang về kết quả học tập tốt nhất. Chính điều này cũng dễ khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, áp lực vì chuyện học hành, thi cử, điểm số, cứ nghĩ tới chuyện rớt môn, điểm kém là lại thấy đau đầu. Vậy học hành căng thẳng quá thì làm gì cho khuây khoả?

>> Học lực khá có phải là thất bại của sinh viên không?

Tâm sự với bạn bè để giải toả áp lực học hành

Bất kỳ điều gì cũng tồn tại nhiều áp lực, học hành chỉ là một trong những thử thách đầu tiên mà sinh viên cần vượt qua trước khi đối mặt với nhiều thử thách, áp lực hơn khi ra trường đi làm sau này. Chính vì thế, khi cảm thấy học hành quá căng thẳng, thay vì than vãn, xuống tinh thần, thì các em có thể tâm sự với bạn bè để giải toả bớt áp lực học tập. Các bạn ấy cũng như mình, cũng là người đang phải đối mặt với các môn học phức tạp, khó nhằn ở đại học, hơn ai hết, họ sẽ là người hiểu rõ nhất cảm giác mệt mỏi, căng thẳng của các em, và tất nhiên sẽ là người chịu khó lắng nghe, đồng cảm, và cùng giúp nhau hoá giải những mệt mỏi, áp lực của chuyện học hành.

Học hành căng thẳng quá thì đi cafe cùng bạn bè

Nếu nói chuyện, tâm sự hoài có vẻ nhàm chán, thì sinh viên có thể rủ bạn bè đi cafe, chụp ảnh sống ảo, refresh bản thân sau những giờ học hành quá căng thẳng. Có thể mỗi tuần đi một lần, thoải mái chọn các quán cafe mà các em yêu thích để thay đổi không khí, lấy lại cảm hứng học tập. Khi đi cafe cùng bạn bè, sinh viên có thể vừa giải toả căng thẳng, lấy lại động lực học tập, vừa có những tấm hình đẹp để sống ảo, vừa có thêm những kỷ niệm đẹp cùng bạn bè, tự dưng được cùng lúc khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên, các em cũng nên lưu ý khi đi cafe thì nên dành thời gian để enjoy không khí, không gian, thưởng thức nước của quán, chứ không nên biến những buổi đi cafe cùng bạn bè thành những lúc để than vãn về chuyện học hành, vì điều đó có thể sẽ khiến không khí mất vui, khiến bạn mình bị tuột mood, mai mốt rủ nữa sẽ không đi.

>> Sinh viên đi học bị quá tải kiến thức thì phải làm sao?

Cuối tuần về nhà thăm gia đình cho khuây khoả

Nếu như sinh viên không có quá nhiều bạn thân để chia sẻ áp lực học hành, thi cử, hoặc sợ rằng cứ than vãn mãi thì sẽ khiến các bạn cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, không muốn tiếp xúc với mình nữa, thì các em có thể dành thời gian cuối tuần về nhà thăm gia đình cho khuây khoả. Đa số sinh viên đại học sẽ là những bạn lên thành phố thuê trọ để học, tức là các em phải sống tự lập, xa gia đình, lâu lâu mới có dịp về nhà để thăm ba mẹ, nếu nhà xa thì có thể vài tháng/lần, còn nếu nhà gần, có thể di chuyển bằng xe máy, thì sinh viên sẽ về thăm nhà 1 tuần/lần. Trong những lần về nhà ấy, các em có thể chia sẻ với ba mẹ những chuyện buồn vui mà mình đã trải qua, cũng có thể chia sẻ một chút về áp lực học hành, thi cử, nói ra để nhẹ lòng hơn, khuây khoả hơn, chứ cũng chẳng cần ba mẹ phải can thiệp giúp mình.

Dành thời gian cho bản thân sau giờ học căng thẳng

Song song với chuyện tìm người để chia sẻ, thì sinh viên cũng nên dành thời gian cho bản thân, để mình được nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái làm những điều mình thích sau những giờ học hành quá căng thẳng. Vào mỗi buổi tối hoặc cuối tuần chính là thời gian hoàn hảo để sinh viên dành cho bản thân, lắng nghe những bản nhạc, xem các bộ phim mình thích, chơi game, dạo phố hoặc các sở thích cá nhân khác, miễn sao những điều đó giúp các em cảm thấy khuây khoả, được là chính mình, được tự do quyết định, muốn làm gì thì làm, không còn phải bận tâm chuyện học hành, thi cử nữa. Tuy nhiên, sau khi đã nghỉ ngơi thoải mái, thì sinh viên cần phải nhanh chóng bắt nhịp lại với guồng học hành, quay lại học tập chăm chỉ, nghiêm túc, tránh trường hợp để bản thân nghỉ ngơi, relax quá trớn rồi lơ là việc học nhé.

>> Quá mệt mỏi chuyện học hành thì cử thì phải làm sao?

Lập thời gian biểu để học tập hiệu quả, giảm bớt áp lực

Bên cạnh các giải pháp xả stress bằng chuyện nghỉ ngơi, đi chơi, tâm sự với người khác khi học hành căng thẳng quá, thì sinh viên cũng cần có một giải pháp liên quan trực tiếp, giúp giải quyết triệt để và hữu hiệu hơn, đó chính là hãy lập thời gian biểu để học tập hiệu quả, giảm bớt áp lực. Tức là thay vì đối diện với vấn đề bằng các giải pháp liên quan tới cảm xúc, tâm trạng, thì sinh viên có thể lý trí hơn, xử lý chuyện học hành căng thẳng bằng cách làm cho nó bớt căng thẳng, sao cho mình vẫn đảm bảo học tập hiệu quả, nhưng không bị quá tải, không thấy quá mệt mỏi, áp lực, và lập thời gian biểu chính là một hướng đi thông minh mà các em có thể tham khảo. Khi sinh viên học hành bài bản, với thời gian biểu cụ thể, logic, và nghiêm túc tuân thủ theo đúng những lịch học đã đặt ra, thì khả năng cao rằng các em sẽ học hiệu quả hơn, mang lại kết quả điểm số tốt hơn, enjoy việc học hơn và sẽ hạn chế trường hợp cảm thấy quá tải, áp lực.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng học hành căng thẳng quá thì làm gì cho khuây khoả? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Khám phá thời gian biểu một ngày của sinh viên đại học

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tân Sinh Viên Thấy Mình Học Kém Thì Phải Làm Sao?

Học Song Ngành & Văn Bằng 2 Khác Nhau Thế Nào?

Sinh Viên Thuê Trọ Ở Ghép & Cách Chọn Bạn Cùng Phòng