Học Hoài Mà Không Thuộc Bài Thì Phải Làm Sao?

Học hành luôn là chuyện khiến sinh viên đau đầu, nhất là khi các em rơi vào trạng thái tẩu hoả nhập ma, học hoài mà không thuộc bài. Lúc này, một số bạn sinh viên sẽ chuyển sang trạng thái chán nản, muốn bỏ cuộc, dẹp hết sách vở sang một bên, vì có tiếp thu được gì đâu, học chi cho đau đầu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn sinh viên quyết tâm hơn, vẫn cố gắng tìm cách để thay đổi tình thế, để cải thiện khả năng học tập. Vậy học hoài mà không thuộc bài thì phải làm sao?

>> 4 cách giúp sinh viên tránh buồn ngủ khi nghe giảng trên lớp

“Học hoài” là học như thế nào?

Khi cảm thấy mình học hoài mà không thuộc bài, thì đầu tiên, các em phải tự đánh giá xem mình đang học như thế nào? Liệu mình đã đủ chăm chỉ, đủ tập trung và thật sự nghiêm túc trong giờ học chưa? Hay là cũng có học, ngồi học cũng lâu, ráng thức đêm thức khuya để học, nhưng thực tế lại chưa thật sự tập trung, vừa học vừa chơi, bấm điện thoại, lướt Tiktok, Facebook, nhắn tin với bạn bè? Đừng bao giờ để mình mất thời gian ngồi vào bàn học mà lại thiếu tập trung, chưa đủ nghiêm túc, vì như thế vừa khiến các em mất công vô ích, vừa khiến mình dễ bị nản, tự ti về năng lực bản thân khi cho rằng mình “đầu đất”, “não phẳng”, học hoài mà không thuộc bài. Còn trong trường hợp các em đã có được sự tập trung, chăm chỉ, nghiêm túc học tập, nhưng vẫn học hoài mà không thuộc, thì hãy xem ngay phần tiếp theo!

Học hoài mà không thuộc bài thì phải làm sao?

Trước khi tính đến chuyện thuộc bài, sinh viên cần phải xác định xem mình đã thật sự hiểu rõ nội dung bài học, nắm được kiến thức môn học sau khi nghe giảng trên lớp chưa? Vì bản chất của việc thuộc bài là mình phải hiểu bài, phải ghi nhớ kiến thức sâu vào trong tâm trí, khi mình hiểu bài thì mình sẽ thuộc dễ hơn, nhớ kỹ hơn. Còn nếu sinh viên thấy mình học hoài mà không thuộc bài, thì khả năng cao rằng các em chưa thật sự hiểu bài, còn đang mơ hồ về kiến thức, chưa biết cách liên kết các kiến thức môn học với nhau. Mà chuyện hiểu bài nó còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như các em có tập trung nghe giảng không, có chịu khó ôn bài, làm bài tập về nhà không,…

Bên cạnh đó, chuyện học hoài mà không thuộc bài còn phụ thuộc thêm vào phương pháp học của sinh viên, liệu các em đã học đúng cách chưa? Khi lên đại học, sẽ có rất nhiều phương pháp học khác nhau để sinh viên trải nghiệm và lựa chọn xem đâu là cách học phù hợp nhất với mình, có một bộ phận sinh viên thích tự học một mình, cũng có những bạn thích học nhóm, rồi cũng có bạn thích học theo kiểu làm bài tập, giải đề để nắm vững kiến thức, có bạn khác lại thích vẽ sơ đồ tư duy mindmap, đào sâu vào bản chất và sự liên kết giữa các kiến thức để dễ thuộc bài hơn. Nếu đang thấy mình học hoài mà không thuộc bài, các em hãy thử cân nhắc xem liệu mình đã chọn được phương pháp học phù hợp nhất chưa?

>> 4 hiểu lầm tai hại khiến sinh viên ngày càng học hành sa sút

Đừng quên rằng học đi đôi với hành

Sau khi giải quyết được chuyện học làm sao để thuộc bài, thì sinh viên cũng đừng quên rằng học đi đôi với hành. Tức là khi kiến thức đã đi vào đầu, mình đã thuộc rồi, thì mình cũng phải biết cách ứng dụng chúng vào thực tế, để chúng trở thành những kiến thức chuyên môn hữu dụng, chứ không chỉ dừng lại ở những điều lý thuyết suông. Điều này đồng nghĩa với việc không phải mình cứ thu nạp càng nhiều kiến thức, cố gắng nhồi nhét, thuộc càng nhiều bài học, càng nhiều nội dung từ các môn học thì càng tốt, mà điều quan trọng là sinh viên phải biết cách ứng dụng, thực hành, biến những kiến thức đó trở thành của mình, chứ không còn là những câu chữ vô tri in trong sách vở nữa. Hãy ghi nhớ rằng, bên cạnh chuyện học thuộc, thì mình còn một nhiệm vụ sâu xa hơn, đó là “học đi đôi với hành”.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng “Học hoài mà không thuộc bài thì phải làm sao?” – Đồng thời, lưu ý với các em về chuyện học đi đôi với hành. Chúc các em học tốt!

>> 5 lưu ý giúp sinh viên tránh kiệt sức khi ôn thi học kỳ

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?