Hướng Dẫn Viết CV Từng Bước, Cá Nhân Hoá Cho Mỗi Người

Hướng dẫn viết CV mà bạn tìm thấy trên mạng thường sẽ là cách viết chung, áp dụng cho mọi người, chứ sẽ chưa cá nhân hoá theo thông tin, mục tiêu, điểm mạnh/yếu của bạn. Điều đó sẽ khiến những ai mới ra trường đi làm, chưa có kinh nghiệm viết CV sẽ chưa hình dung cụ thể được rằng mình nên viết như thế nào, và sẽ dễ rơi vào tình huống viết CV chung chung, thiếu nổi bật, dễ bị chìm vào giữa hàng trăm ứng viên khác. Dưới đây là hướng dẫn viết CV từng bước, cá nhân hoá cho mỗi người mà bạn có thể tham khảo!

>> 6 lỗi cơ bản trong CV mà sinh viên thường mắc phải

Làm sao để viết CV cá nhân hoá?

Trước khi bắt tay viết CV, bạn cần hình dung & liệt kê trước các điểm mạnh nổi trội của bản thân, có liên quan tới công việc/vị trí ứng tuyển. Càng nhiều thông tin như thế thì CV xin việc của bạn sẽ càng được cá nhân hoá, sao cho mô tả cụ thể và chính xác nhất về năng lực của bạn. Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vị trí nhân viên marketing, thì bạn cá nhân hoá phần học vấn bằng việc tốt nghiệp đại học ngành marketing, phần kinh nghiệm bao gồm các kinh nghiệm làm việc ở phòng marketing ở các công ty cũ, kèm theo các kỹ năng mềm liên quan tới công việc như giao tiếp, làm việc nhóm, các kỹ năng cứng liên quan công việc như viết content, phân tích data, lập kế hoạch marketing, chạy ads (nếu có).

Tức là chính bạn phải hiểu bản thân mình, phải biết đâu là ưu điểm, thế mạnh để giúp CV xin việc được cá nhân hoá, trở nên nổi trội trong số rất nhiều CV cùng gửi về ứng tuyển. Cụ thể hơn về hướng dẫn viết CV từng bước, chúng ta sẽ tham khảo trong phần tiếp theo.

>> Fake CV – Cách HR nhận biết và những tác hại khôn lường

Hướng dẫn viết CV từng bước cho người mới ra trường

Để viết CV từng bước, bạn chỉ cần lần lượt làm theo các phần bên dưới, lưu ý rằng ở các bước cần điền thông tin, bạn cần đảm bảo sự trung thực, có gì nói đó, không bịa đặt, nói quá về năng lực bản thân, không ghi ra những điều không thật sự mô tả bản thân:

  • Bước 1: Lên mạng tìm template (mẫu CV) phù hợp với mong muốn của bản thân, nên chọn các mẫu đơn giản, gói gọn nội dung trong 1 mặt A4 để nhà tuyển dụng có thể nhìn 1 cách trực quan, dễ nắm nội dung. Nếu còn phân vân, bạn có thể chọn luôn 2-3 mẫu, sau khi điền thông tin viết CV ở các bước tiếp theo thì sẽ chọn lại sau;
  • Bước 2: Chọn ảnh đại diện CV, đây là ảnh cá nhân của bạn, nên mặc áo sơ mi lịch sự, nhìn thẳng vào ống kính, có thể cười mỉm để tạo sự thân thiện, không nên chọn các ảnh đùa giỡn, thiếu nghiêm túc, không phù hợp môi trường làm việc. Khi đã chọn được ảnh thì bạn chỉ cần chèn vào mẫu CV của mình;
  • Bước 3: Điền thông tin cá nhân, phần này cũng đơn giản, bạn chỉ cần điền họ tên, số điện thoại, email, ngày sinh, chứ không có gì quá phức tạp;
  • Bước 4: Điền mục tiêu, đây là phần quan trọng, liên quan tới định hướng làm việc và gắn bó lâu dài với ngành, bạn không nên bỏ qua hay bỏ trống;
  • Bước 5: Bước tiếp theo trong hướng dẫn viết CV chính là phần học vấn, hãy ghi rằng bạn tốt nghiệp ngành nào, trường nào, nếu loại khá, giỏi, xuất sắc thì bạn cứ ghi thẳng trong CV, kèm theo GPA cụ thể. Còn nếu tốt nghiệp loại trung bình thì bạn không nên ghi ra, mà hãy thay thế bằng điểm trung bình các môn mà bạn đạt điểm khá, giỏi, để nhà tuyển dụng có đủ thông tin đánh giá. Ngoài ra, trong phần học lực cũng cần có thêm các chứng chỉ, bằng cấp liên quan tới công việc như tin học văn phòng, ngoại ngữ (TOEIC/IELTS…), các khoá học chuyên môn khác liên quan tới chuyên ngành;
  • Bước 6: Phần kỹ năng mềm & kỹ năng cứng, điền chính xác các kỹ năng mà bản thân đang có, liên quan tới công việc, chẳng hạn như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm + các kỹ năng chuyên môn khác, nên bổ sung thêm thang đánh giá mức độ thành thạo của từng kỹ năng để nhà tuyển dụng hình dung và đánh giá một cách trực quan hơn;
  • Bước 7: Phần kinh nghiệm làm việc, với sinh viên mới ra trường có thể điền kinh nghiệm đi thực tập, còn với người đã đi làm lâu năm thì hãy chắt lọc ra những công việc có liên quan tới vị trí ứng tuyển thôi, không nên ghi các kinh nghiệm không liên quan. Trong phần kinh nghiệm nên liệt kê các thành tích đã đạt được ở công việc cũ, với số liệu cụ thể, không nên ghi chung chung.

Thông thường, sau khi hoàn thành các bước nêu trên thì CV xin việc gần như cũng đã hoàn thiện rồi, nhưng để hướng dẫn cách viết cụ thể hơn cho người lần đầu viết CV, thì bạn nên dành thời gian để nhìn lại, review nội dung xem các thông tin trong CV của mình đã ổn chưa, có nêu bật các điểm nổi trội của bạn chưa, nên thêm hay bớt phần nào hay không, có nên điều chỉnh lại cho tối ưu hay không, hoặc bạn có muốn đổi sang mẫu CV khác không? Bài viết này đã giúp bạn nắm được hướng dẫn cách viết CV từng bước, cá nhân hoá cho mỗi người. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Cách viết CV xin việc ngành marketing, truyền thông

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Thu Hồi Email Đã Gửi Trên Máy Tính, Điện Thoại

Cần Các Kỹ Năng Chuyên Môn Nào Để Bán Hàng Giỏi?

Nên Chọn Công Việc Phát Triển Chuyên Môn Hay Kỹ Năng Mềm?