Tại Việt Nam, COVID-19 khiến hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào trạng thái thua lỗ, doanh thu chỉ bằng 20 – 30% bình thường trong khi phải gánh chịu một khoản chi phí hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi tháng. Không ít công ty đã phải quyết định sa thải 30 – 50% nhân viên, thậm chí có công ty chỉ duy trì lại 20% nhân sự chủ chốt vì không gánh nổi bài toán chi phí. Vậy các doanh nghiệp đó dựa vào những yếu tố nào để quyết định ai được giữ lại, ai phải nghỉ việc? Nhân viên nào sẽ bị sa thải đầu tiên?
>> Hãy nhìn lại bản thân mình trước khi đổ lỗi cho người khác
1. Công ty dựa vào đâu để đưa ra quyết định sa thải?
1.1. Dựa vào kết quả công việc / Mức lương để ra quyết định sa thải
Đây là tỷ số giữa kết quả công việc mà họ mang lại và mức lương công ty trả cho người đó. Tức là không phải ai được trả lương cao, khiến doanh nghiệp tốn nhiều tiền thì sẽ bị sa thải trước nhé các em. Đồng thời, không phải ai đạt kết quả công việc cao hơn là được giữ lại, mà còn phải xem kết quả đó có tương xứng với mức lương không nữa.
Chẳng hạn có 3 nhân viên Content Marketing (chịu trách nhiệm viết bài facebook cho công ty):
Kết quả là:
– A viết được nhiều bài nhất, nhưng nếu phải nghỉ việc thì A sẽ ra đi trước tiên, vì kết quả đạt được không tương xứng với mức lương.
– C lương thấp nhất, khiến công ty tốn ít chi phí nhất, nhưng C sẽ là người ra đi tiếp theo vì tỷ số hiệu quả không bằng B.
– B sẽ là người được giữ lại.
Vậy nên các em hãy nhớ rằng, sau này đi làm, không phải mình được trả lương bao nhiêu thì sẽ làm bấy nhiêu. Hãy cố gắng đạt được kết quả tốt nhất, cấp trên sẽ đánh giá cao các em, sẽ dễ được tăng lương và thăng tiến hơn. Tất nhiên, các em sẽ là những người an toàn trong mùa COVID-19.
>> Sinh viên thường mắc những lỗi nào khi lần đầu viết CV?
1.2. Tinh thần và thái độ làm việc
Những lúc công ty khó khăn, chẳng hạn như vào mùa dịch COVID-19, chắc chắn điều kiện công việc sẽ không tốt như trước. Đặc biệt, hoa hồng của nhân viên kinh doanh sẽ bị giảm mạnh vì không có nhiều khách hàng ký hợp đồng.
Nếu nhân viên nào vì điều đó mà chán nản, không tập trung làm việc, suốt ngày than vãn, nói bóng gió, đi trễ về sớm, hoặc được cho làm việc tại nhà nhưng lại chẳng chịu làm việc -> Nếu bị phát hiện ra thì tất nhiên sẽ phải nghỉ việc
Ngược lại, một nhân viên ý thức được giai đoạn này phải cùng công ty vượt qua khó khăn. Buồn thì chắc chắn buồn chứ, thu nhập giảm mà, nhưng buồn một chút thôi, vẫn phải cố gắng làm việc, không nản chí thì chắc chắn sẽ được công ty trân trọng.
3. COVID-19 dạy cho chúng ta bài học gì?
1. Hãy cố gắng làm việc thật tốt, đạt kết quả cao hơn mức lương công ty trả cho mình.
2. Hãy luôn chấp nhận mọi áp lực, khó khăn, thử thách trong công việc. Càng khó thì càng phải vượt qua. Hãy nhớ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Những nhân viên thực hiện tốt hai bài học trên chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng, chẳng bao lâu sau sẽ không còn cơ hội làm nhân viên nữa, mà sẽ được thăng tiến và có mức thu nhập tốt.
>> Phải làm gì khi khách hàng nóng tính, làm ầm lên và xúc phạm mình?
—
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe https://bit.ly/TTVD-HoiDap
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.