Sinh Viên Thường Mắc Những Lỗi Nào Khi Lần Đầu Viết CV?

Những ngày qua, nhiều bạn muốn được anh chia sẻ về cách viết CV vì trước đây các bạn ấy chưa viết CV bao giờ nên không biết phải bắt đầu như thế nào. Hứa hẹn cũng lâu nên hôm nay anh sẽ chia sẻ lại câu chuyện của chính bản thân mình khi lần đầu viết CV vào 6 năm trước.

Lần đầu viết CV chắc chắn sinh viên sẽ mắc phải không ít lỗi sai. Giờ nhìn lại chiếc CV đầu tiên của mình, anh chỉ muốn nó mãi mãi là một bí mật vì không ngờ mình lại mắc phải những lỗi ngu ngơ như thế. Bảo sao đợt đó rải CV khí thế mà chỉ có 3-4 chỗ gọi đi phỏng vấn. Nhân dịp này, anh sẽ chia sẻ lại những lỗi sai mà lúc trước anh đã mắc phải, đồng thời cũng bổ sung những lỗi sai thường gặp của sinh viên khi lần đầu viết CV luôn. Cùng theo dõi nhé!

>> Xem các CV anh đã sửa cho các bạn sinh viên

1. Lần đầu viết CV: Dài hơn cả sông

Chiếc CV đầu tiên của anh dài tận 4 trang, được viết vào cuối năm 3. Anh ghi đủ thứ trên đời vào đó. Phần thông tin cá nhân và giới thiệu bản thân chiếm hết trang đầu tiên. Rồi phần mục tiêu nghề nghiệp ghi bậy ghi bạ gì mà tận nửa trang. Phần học vấn và kỹ năng tiêu tốn thêm 1 trang nữa. Rồi 1,5 trang cuối anh liệt kê các thành tích đã đạt được, các hoạt động từng phụ trách khi tham gia CLB trong trường, tất nhiên phần kinh nghiệm làm việc chưa có gì cả, anh thay thế bằng các hoạt động tình nguyện đã tham gia.

Đây là lỗi sai phổ biến nhất của sinh viên ấy, lúc trước anh cứ tưởng viết càng dài càng tốt, càng được đánh giá cao. Nhưng thực ra không phải. Độ dài tối ưu của CV chỉ nên gói gọn trong 1 mặt giấy A4 thôi. Vì phòng nhân sự không có nhiều thời gian để đọc hết 1 chiếc CV dài thật dài đâu. Nếu không đủ kiên nhẫn, họ có thể loại ngay CV sau khi đọc xong trang đầu tiên (tất nhiên khi đó họ chưa đọc tới các phần quan trọng như kỹ năng hay thành tích mà các em để ở những trang phía sau).

2. Không biết chọn lọc các nội dung quan trọng khi lần đầu viết CV

Chính việc không biết chọn lọc các nội dung quan trọng, đắt giá, liên quan trực tiếp đến công việc nên chiếc CV đầu tiên của anh trở nên khá nhạt nhoà. Dài thật dài, nhưng lại xuất hiện nhiều thông tin không liên quan đến công việc, khiến nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán. Nếu các em chỉ sử dụng 1 CV duy nhất để gửi cho 10-20 công ty thì CV của các em chắc chắn sẽ xuất hiện các thông tin không liên quan. Từ đó, sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Vì thế, lời khuyên tiếp theo của anh là các em nên chắt lọc nội dung, tối ưu cho từng công ty, từng vị trí mình ứng tuyển. Điều này cũng giúp các em rút ngắn CV của mình, không bị dài dòng đến 2-3 trang nữa. Ví dụ các em từng đạt giải 3 cuộc thi khi còn đi học, nhưng chỉ có 2 cuộc thi liên quan đến công việc mà mình đang ứng tuyển thì chỉ cần ghi 2 cuộc thi ấy thôi, không nên cái gì cũng muốn thêm vào CV.

>> Bí quyết viết CV ấn tượng để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính

3. Sai lỗi chính tả mà không hề hay biết

Ôi đây là điều anh hối hận nhất và không thể bỏ qua cho chính bản thân mình trong chiếc CV đầu tiên. Ngớ ngẩn tới nỗi viết xong CV thì mừng quá, không thèm đọc kỹ lại để xem mình có sai lỗi chính tả hay không. Rồi mãi đến khi tốt nghiệp, ra trường, lục lại chiếc CV cũ lúc viết CV xin thực tập thì mới phát hiện ra các lỗi chính tả đáng xấu hổ lúc xưa của mình.

Thứ nhất, lỗi chính tả thể hiện sự yếu kém trong năng lực ngôn ngữ của mình, vì tiếng Việt mà mình còn viết sai thì các ngoại ngữ như tiếng Anh làm sao mình viết đúng được. Thứ hai, lỗi chính tả thể hiện sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp, vì chỉ có việc viết CV thôi mà còn cẩu thả thì sau này ai dám giao việc gì cho mình làm. Vì thế, thay vì dành thời gian để rải CV thì trước tiên các em nên dành thời gian dò lại xem mình có lỗi chính tả nào không nhe.

>> 5 sai lầm sinh viên mới ra trường thường mắc phải khi xin việc

4. Viết CV bằng Word với chi chít chữ

Ngoài tấm ảnh cá nhân, phần còn lại trong chiếc CV đầu tiên của anh chỉ toàn là chữ, giờ nhìn lại chỉ thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Một phần là do lúc đó anh không tham khảo các mẫu CV trên mạng, một phần cũng do câu cú của anh dài dòng quá, không biết rút gọn câu, rút gọn ý cho nội dung nó gọn lại.

Ví dụ như phần kỹ năng, anh chỉ liệt kê tên kỹ năng và liệt kê tận 14 kỹ năng. Trong khi một CV chuẩn thì chỉ cần nêu ra 5 kỹ năng liên quan nhất đến công việc và bên cạnh cần có một thang mức độ để biểu thị độ thành thục của mình đối với kỹ năng ấy. Hoặc giữa các phần khác nhau trong CV cần có một khoảng trống thì anh lại ghi dính liền với nhau luôn, tại vì anh dùng Word mà, ôi thật chán mình quá. Vậy thì phần này các em có thể dễ dàng rút kinh nghiệm rồi, tìm các mẫu CV đẹp đẹp trên mạng rồi điền thông tin vào thôi.

5. Những sai sót tạo nên sự thiếu chuyên nghiệp khi lần đầu viết CV

Cuối cùng, khi lần đầu viết CV, sinh viên cũng thường rất dễ mắc phải những lỗi khiến mình trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng như quên sửa vị trí ứng tuyển, nộp đơn vô vị trí nhân viên kinh doanh mà ghi nhầm nhân viên chăm sóc khách hàng; ghi nhầm năm sinh, thay vì năm sinh của mình thì lại ghi là năm hiện tại, ví dụ như 2020; email không chuyên nghiệp, kiểu như bedangyeu@gmail.com

>> Mẫu email xin việc ấn tượng cho sinh viên mới ra trường

Sửa CV cho sinh viên

Trong group Tự Tin Vào Đời anh đã có sửa CV của 1 số bạn sinh viên, hiện đang ghim ở đầu group, các em có thể vào để tham khảo nha.

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý