Suốt bao lâu nay, tìm việc làm vẫn là bài toán khiến không ít sinh viên mới ra trường đau đầu. Mặc dù đã cố gắng chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên ngành, chịu khó dành thời gian ôn lại kiến thức trước khi đi phỏng vấn, nhưng không ít ứng viên mới ra trường đã phải nhận cú lắc đầu đáng tiếc từ nhà tuyển dụng, loay hoay mãi vẫn chưa tìm được việc làm. Nếu các em đang rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý khi ra trường không tìm được việc làm, thì cần đối mặt và vượt qua như thế nào? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!
>> Mới ra trường có nên rải CV xin việc không?
Cảm giác không tìm được việc làm sẽ ra sao?
Khi tốt nghiệp ra trường, các em sẽ cực kỳ hào hứng, vì đây là cột mốc quan trọng đánh dấu mình đã bước đầu trưởng thành, đã tích luỹ được kha khá hành trang cần thiết cho chặng đường chinh phục những mục tiêu lớn hơn trong trương lai. Càng kỳ vọng nhiều thì sinh viên mới ra trường sẽ càng thất vọng, hụt hẫng, khủng hoảng tâm lý nếu chẳng may rơi vào tình trạng apply mãi mà chưa được công ty nào nhận, ứng tuyển quá trời mà vẫn chưa tìm được việc làm.
Đây sẽ là một cảm giác không hề dễ chịu, lẫn lộn nhiều cảm xúc tiêu cực, từ buồn bã, chán nản, cho tới tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình bất tài, yếu kém, vô dụng, đồng thời, cũng có một chút cảm xúc bực tức, ganh tị khi thấy bạn bè đều đã tìm được bến đỗ, trong khi mình lại chật vật mãi mà chưa tìm được việc làm. Nếu không sớm thoát khỏi những luồng cảm xúc này, thì sinh viên mới ra trường sẽ dễ bị mắc kẹt trong sự bi quan, tiêu cực, mà càng tiêu cực thì sẽ càng khiến mọi chuyện trở nên tệ hơn, không giải quyết được gì. Nếu muốn sớm thoát khỏi tình trạng này, thì các em cần bắt đầu giải quyết từ nguyên nhân, hãy thử nhìn lại xem vì sao sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm?
Vì sao sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm?
Chuyện mới ra trường không tìm được việc làm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi người một trường hợp cụ thể, sẽ tự tìm ra được lý do riêng đang cản trở mình trong hành trình tìm việc làm, còn nếu các em vẫn còn đang lăn tăn chưa tự xác định được, thì có thể tham khảo một số nguyên nhân sau đây:
- Có nhớ các kiến thức chuyên ngành đã học, nhưng chưa đủ rõ, đủ sâu, mà chỉ nhớ sương sương;
- Chưa thể hiện được tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm hiểu kiến thức trong quá trình học ở trường;
- Chưa biết cách thực hành, ứng dụng các kiến thức đã học vào các tình huống nghiệp vụ, công việc thực tế;
- Chưa thành thạo một số kỹ năng mềm quan trọng với công việc như giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống,…
- Đòi hỏi mức lương khởi điểm quá cao so với những gì có thể đóng góp cho công ty, hơn nữa, mình chỉ là người mới ra trường nhưng lại quá quan trọng tiền lương, thì cũng khiến nhà tuyển dụng thấy không thiện cảm;
- Chuẩn bị CV ứng tuyển sơ sài, mắc một số lỗi cơ bản, khi gửi email apply cũng thiếu chuyên nghiệp nên bị trượt;
- Chưa có kinh nghiệm ứng tuyển, dù có nhiều điểm mạnh nhưng không show ra hết được với nhà tuyển dụng, khiến mình vô tình bị đánh giá thấp hơn năng lực thực tế…
>> Sinh viên mới ra trường nên giới thiệu bản thân thế nào khi phỏng vấn?
Giải quyết khủng hoảng tâm lý để tìm việc hiệu quả hơn
Tóm lại, sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng thừa biết điều ấy, nên sẽ không đòi hỏi kinh nghiệm, thay vào đó, họ sẽ đào sâu vào kiến thức chuyên ngành, khả năng học hỏi, kỹ năng mềm và sự nghiêm túc, chỉn chu khi ứng tuyển. Nếu các em đang rơi vào tình trạng mới ra trường loay hoay mãi mà không tìm được việc làm, thì hãy nhìn lại xem bản thân mình có đang tồn tại những thiếu sót nêu trên hay không, nếu có thì hãy tập trung tâm trí, nỗ lực để rèn luyện, khắc phục, rồi quay trở lại chiến đấu mạnh mẽ hơn trong cuộc đua tuyển dụng.
Đây sẽ là giải pháp tối ưu, vừa giúp sinh viên mới ra trường thoát khỏi tâm lý hoang mang, giải quyết khủng hoảng tâm lý khi không tìm được việc làm, vừa giúp các em biết được mình nên làm gì, cần làm gì ở thời điểm này để có thể tìm việc hiệu quả hơn, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng liên tục trượt phỏng vấn, ứng tuyển nhiều công ty mà không được chọn. Tức là mình cần phải nhìn lại nguyên nhân, tự nghĩ ra giải pháp khắc phục lần lượt từng nguyên nhân, bắt tay vào hành động để xoay chuyển vấn đề, chứ không nên để bản thân cứ mãi mắc kẹt trong cảm xúc tiêu cực, khủng hoảng.
Lưu ý quan trọng để tăng cơ hội tìm được việc làm
Sau khi đã củng cố lại kiến thức chuyên ngành, đào sâu kiến thức để biết được cách linh hoạt ứng dụng, thực hành chúng trong thực tiễn, và dành thời gian trau dồi thêm một số kỹ năng mềm, kinh nghiệm ứng tuyển, thì các em đã thành công bước đầu trong việc củng cố năng lực bản thân, tăng cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, song song đó, sinh viên mới ra trường cũng cần ghi nhớ một lưu ý quan trọng để giúp các em tăng cơ hội tìm được việc làm, chính là mình đừng bao giờ rải CV lung tung, tràn lan, apply đại mà chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty, về tính chất công việc.
Điều đó sẽ khiến các em dễ bị trượt phỏng vấn, rồi khủng hoảng tâm lý, vì nhiều khả năng rằng công việc ấy không thật sự phù hợp với khả năng của mình, càng phỏng vấn sâu, thì càng lòi ra nhiều điểm không phù hợp, thì làm sao mà nhà tuyển dụng đồng ý nhận mình vào làm việc được? Hoặc nếu lỡ đậu phỏng vấn, được nhận vào làm việc, các em mới tá hoả phát hiện ra tính chất công việc không như mình mong muốn, do từ đầu mình không chịu tìm hiểu kỹ, apply lung tung, bây giờ lại phải ráng ép mình làm việc mình không thích với một tâm trạng chán nản, hoặc nếu quyết định nghỉ việc, tìm việc lại từ đầu, thì cực kỳ mất công, mất thời gian. Tóm lại, sinh viên mới ra trường hãy ghi nhớ lưu ý quan trọng này, đó là đừng bao giờ rải CV lung tung, hãy luôn cân nhắc kỹ trước khi ứng tuyển bất kỳ công việc nào.
Bài viết này đã giúp sinh viên mới ra trường giải quyết được vấn đề khủng hoảng tâm lý khi loay hoay apply mãi mà không tìm được việc làm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên mới ra trường chật vật tìm việc và sự thật đằng sau
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.