Khi đi làm, để hoàn thành tốt công việc được giao và hạn chế xảy ra những sai sót không đáng có, thì bắt buộc bạn phải tập trung làm việc và kỹ lưỡng khi làm việc. Chính vì thế, kỹ tính có thể được xem như là một ưu điểm khi đi làm. Tuy nhiên, cũng có một số người không đồng tình với điều đó, họ cho rằng kỹ tính và cầu toàn cũng có những lúc sẽ mang lại sự rắc rối hoặc những kết quả không mấy tích cực. Vậy kỹ tính, cầu toàn là ưu hay nhược điểm khi đi làm?
>> Cách đối mặt và vượt qua những sai lầm trong quá khứ
Kỹ tính, cầu toàn là gì?
Trước khi giải đáp rằng kỹ tính, cầu toàn là ưu hay nhược điểm thì chúng ta cần phải hiểu rõ định nghĩa của chúng. Kỹ tính là cẩn thận trong mọi việc mình làm, luôn tỉ mỉ, chỉn chu, kiểm tra kỹ lưỡng từng bước để tránh xảy ra sai sót. Cầu toàn là cấp độ tuyệt đối của kỹ tính, tức là mong muốn mọi việc mình làm, mọi thứ xung quanh phải thật sự hoàn hảo, không chấp nhận bất kỳ sai sót nhỏ nào, chỉ cần thấy điều gì chưa vừa ý, chưa hài lòng thì sẽ phải ngay lập tức can thiệp, chỉnh sửa đến khi nào mình thấy hài lòng thì thôi. Người cầu toàn thường sẽ cầu toàn trong mọi mặt, kể cả học tập, công việc lẫn đời sống.
Kỹ tính, cầu toàn là ưu hay nhược điểm?
Sau khi hiểu rõ kỹ tính, cầu toàn là gì, thì chắc hẳn rằng bạn sẽ thấy việc đó tồn tại nhiều ưu điểm, giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt hơn, chỉn chu hơn, mang lại sự hài lòng cho cấp trên, những người giao việc cho bạn. Đó là điều tốt, là điều mà bạn nên rèn luyện. Tuy nhiên, nếu kỹ tính, cầu toàn một cách tuyệt đối thì đó chưa hẳn là một ưu điểm, nhiều khi chúng cũng sẽ gây ra một số tai hại cho chính bạn, cụ thể thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những phần tiếp theo. Tóm lại, kỹ tính, cầu toàn vừa có thể là ưu điểm, vừa có thể là nhược điểm, tuỳ thuộc vào sự điều tiết của mỗi người.
>> Học giỏi chưa chắc làm việc giỏi, vì sao lại như thế?
Kỹ tính, cầu toàn giúp ích gì khi đi làm?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem kỹ tính, cầu toàn sẽ giúp ích gì cho bạn khi đi làm? Tất nhiên điều này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng công việc, tỉ mỉ, chỉn chu trong mọi việc và luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất, trọn vẹn nhất, thậm chí có khi còn vượt ngoài mong đợi của cấp trên. Khi làm việc với khách hàng, đối tác, thì sự kỹ tính sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt họ, mang lại cho họ cảm giác yên tâm và hài lòng khi làm việc với bạn, từ đó, họ sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài và có thể sẽ giới thiệu bạn bè, người quen để mua hàng hoặc hợp tác với bạn trong công việc.
Bên cạnh đó, kỹ tính và cầu toàn cũng sẽ là thế mạnh nếu bạn làm việc ở những vị trí yêu cầu tính chi tiết, đào sâu vào trong công việc, tránh bỏ sót những thông tin quan trọng, tránh để xảy ra những sai sót không đáng có. Ngoài ra, sự kỹ tính, cầu toàn cũng có thể sẽ trở thành “thương hiệu” của bạn khi đi làm, mỗi khi cấp trên cần tìm một người kỹ tính để giao việc, thì sẽ nghĩ ngay đến bạn, lâu dài bạn có thể trở thành cánh tay phải đắc lực, luôn được sếp tin tưởng giao việc, nhất là những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu, yêu cầu cao, tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, thì kỹ tính và cầu toàn cũng tồn tại một số nhược điểm nếu bạn đang thể hiện một cách quá mức.
Nhược điểm khi kỹ tính và cầu toàn quá mức
Nhược điểm đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi kỹ tính, cầu toàn quá mức chính là nó sẽ khiến bạn mất thời gian của chính bạn và của cả công ty. Bất kỳ công việc nào cũng có deadline, cần hoàn thành đúng thời hạn, tuy nhiên, nếu kỹ tính, cầu toàn quá mức thì bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để đánh giá, chỉnh sửa, cân đối kết quả sao cho hoàn hảo nhất theo mong muốn của mình. Thời gian có hạn, những chỉnh sửa đi sâu vào tiểu tiết của bạn có thể khiến công việc được giao bị trễ deadline, thậm chí khi cầu toàn trong tất cả mọi việc, thì bạn có thể sẽ luôn bị trễ nải trong công việc, thậm chí bạn sẽ bị quá tải, cảm thấy mình làm ngày làm đêm mà vẫn chưa xong hết việc, vẫn bị trễ deadline.
Rồi nếu bạn đang đảm nhiệm một phần công việc khi teamwork, thì chính việc trễ deadline của bạn cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả công việc của những đồng nghiệp khác, gây ra hậu quả cho cả tập thể, nhiều khi mọi người sẽ thấy khó hợp tác, sau này sẽ không muốn teamwork với bạn trong công việc nữa. Ngoài ra, chính sự kỹ tính, cầu toàn cũng sẽ khiến bạn thường xuyên soi xét công việc của người khác, chỉ ra những lỗi sai của họ, khuyên họ phải làm thế này thế kia,… điều này có thể khiến mọi người cảm thấy bạn là một người soi mói, phiền phức, thích dạy đời, thích nhúng tay vào chuyện của người khác, thậm chí nó cũng có thể là khởi nguồn của những xích mích, mâu thuẫn trong công sở.
>> Cách xử lý khéo léo khi bị người khác chê
“Cầu toàn” thường được dùng để trả lời phỏng vấn về điểm yếu
Sau khi hiểu rõ những ưu nhược điểm của kỹ tính và cầu toàn, thì chắc chắn bạn đã hiểu rằng chúng tồn tại cả ưu và nhược điểm, chính chúng ta cần là người chủ động điều tiết sao cho hợp lý, để nó phát huy toàn bộ ưu điểm, đồng thời, hạn chế tối đa những nhược điểm có thể xảy ra. Chính điều này cũng khiến “cầu toàn” thường được dùng để trả lời phỏng vấn khi được hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”, mọi người sẽ thường nói rằng điểm yếu của mình là cầu toàn, nó khiến mình luôn mong muốn mọi công việc hoàn hảo nhất, chỉn chu nhất, vô tình điều này đã khiến mình mất nhiều thời gian loay hoay với công việc, trở nên khó hoà nhập khi làm việc nhóm vì bị gán mác là “khó tính”. Câu trả lời này thoạt nhìn qua thì đúng là đang trả lời về điểm yếu, nhưng bạn cũng đang khéo léo lồng ghép điểm mạnh của mình vào, đó chính là điểm mạnh về sự kỹ tính, cầu toàn trong công việc. Điều này hoàn toàn có thể giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn xin việc.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu được định nghĩa của kỹ tính, cầu toàn, những ưu nhược điểm của chúng. Đồng thời, bạn cũng có được gợi ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> 6 bước lập kế hoạch để thành công trong năm mới
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.