Lên Đại Học Tính Điểm Như Thế Nào, Sinh Viên Lưu Ý Gì Để Điểm Cao?

Khi lên đại học, tân sinh viên sẽ có rất nhiều câu chuyện để nói với nhau, thường sẽ xoay quanh những khái niệm mới mà các em lần đầu nghe tới, và cả những vấn đề mà mình còn đang lăn tăn, thắc mắc, chưa tìm được lời giải đáp. Một trong những chủ đề được nhiều sinh viên băn khoăn chính là lên đại học tính điểm như thế nào, sinh viên cần lưu ý gì để đạt điểm cao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp thắc mắc ấy trong bài viết này nhé!

>> Sinh viên đại học đạt điểm trung bình trên 8.0 dễ hay khó?

Đại học có khó lấy điểm hơn cấp 3 không?

Trước khi giải đáp vấn đề lên đại học tính điểm thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đại học có khó lấy điểm hơn cấp 3 không? Câu trả lời là có. Mặc dù lên đại học thì giảng viên sẽ không dí các em sát sao như hồi cấp 3, ít khi có giảng viên nào lại kiểm tra miệng đầu giờ ở tất cả buổi học, nhưng lấy điểm cao ở đại học chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.

Tân sinh viên năm 1 khi mới lên đại học sẽ thấy khá thoải mái, chẳng phải lo lắng, áp lực gì, chỉ cần vào lớp nghe giảng xong đi về, tuy nhiên, sau 2-3 tuần, thì các em mới bắt đầu cảm nhận được áp lực điểm số thông qua các bài thuyết trình, tiểu luận nhóm, kiểm tra giữa kỳ,… và độ khó của những bài này nằm ở level cao hơn hẳn so với hồi cấp 3. Chưa kể đến bài thi cuối kỳ, diễn ra vào cuối môn học để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức môn học của sinh viên nữa, để đạt được điểm cao thì các em phải cực kỳ nghiêm túc, tập trung học tập từ buổi đầu tiên cho tới buổi cuối cùng, chỉ cần một chút lơ là, thì sinh viên hoàn toàn có thể bỏ lỡ kiến thức, khiến mình có nguy cơ bị điểm kém, những bạn nào học hành lơ tơ mơ, học vẹt, học tủ mà không nắm rõ nội dung kiến thức, thì khả năng cao rằng sẽ không thể làm tốt bài thi cuối kỳ.

Sinh viên lên đại học tính điểm như thế nào?

Quay trở về với chủ đề chính mà tân sinh viên đang cực kỳ băn khoăn, đó là “lên đại học tính điểm như thế nào?”. Để giải đáp điều này, các em cần nắm được các khái niệm liên quan, cụ thể như sau:

  • Điểm trung bình tích luỹ: Điểm trung bình toàn bộ các môn mà sinh viên đã hoàn thành tính tới thời điểm hiện tại, được tính theo hệ số tín chỉ của từng môn học, môn nào nhiều tín chỉ hơn thì hệ số cao hơn, chẳng hạn môn 3 tín chỉ sẽ nhân hệ số 3, môn 2 tín chỉ nhân hệ số 2, để ra được điểm trung bình tích luỹ. Đây là mức điểm cơ sở để sinh viên nắm được lực học của mình, và là điều kiện để xếp loại tốt nghiệp đầu ra của sinh viên;
  • Điểm trung bình môn học: Khái niệm này tương tự như điểm trung bình từng môn học hồi cấp 3. Điểm trung bình môn học sẽ bao gồm điểm quá trình (chiếm khoảng 30-50%) và điểm thi cuối kỳ (chiếm khoảng 50-70%), hệ số giữa điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ sẽ linh hoạt theo quyết định của từng giảng viên, có người chia đều 50-50, cũng có người sẽ chia 30-70 hoặc 40-60, và sẽ thông báo cho sinh viên trong buổi học đầu tiên;
  • Điểm quá trình: Thể hiện quá trình học và tiếp thu kiến thức của sinh viên từ buổi đầu tiên tới buổi học cuối cùng, bao gồm nhiều thành phần nhỏ, chẳng hạn như điểm chuyên cần, điểm thuyết trình nhóm/tiểu luận nhóm, điểm thi giữa kỳ, điểm kiểm tra bất chợt,… cách chia hệ số và lựa chọn các thành phần trong điểm quá trình sẽ phụ thuộc vào từng giảng viên, sẽ được làm rõ cho sinh viên nắm vào buổi học đầu tiên;
  • Điểm thi cuối kỳ: Điểm số bài thi cuối kỳ của sinh viên, chiếm trọng số lớn trong điểm trung bình môn học.

Sau khi hiểu rõ các khái niệm trên, chúng ta sẽ cùng làm rõ xem sinh viên lên đại học tính điểm như thế nào? Đầu tiên, sinh viên cần cố gắng đạt điểm quá trình cao, bằng cách tập trung lấy điểm chuyên cần, rồi tích cực làm việc nhóm để hoàn thành tốt bài thuyết trình/tiểu luận nhóm, và hoàn thành tốt bài kiểm tra giữa kỳ, như vậy là mình nắm chắc được 30% – 50% điểm trung bình môn học, phần còn lại sẽ phụ thuộc vào kết quả bài thi cuối kỳ của các em. Sau khi đã có điểm trung bình từng môn học, sinh viên cần nhân với số lượng tín chỉ của môn đó, rồi cộng tổng lại, và chia cho tổng số tín chỉ của các môn đã học, thì sẽ tính được điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ. Điều này đồng nghĩa với việc môn nào nhièu tín chỉ hơn thì sẽ tác động nhiều hơn tới điểm trung bình tích luỹ của sinh viên, các em cần lưu ý học tốt các môn ấy.

>> Đau đầu vì điểm kém – Sinh viên phải làm sao để học giỏi hơn?

Điểm trung bình bao nhiêu thì tốt nghiệp đại học loại giỏi?

Sau khi hiểu rõ lên đại học tính điểm thế nào, thì tân sinh viên năm 1 cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của điểm trung bình tích luỹ, vì nó chính là mấu chốt để đánh giá xếp loại tốt nghiệp khi ra trường. Vậy điểm trung bình tích luỹ bao nhiêu thì tốt nghiệp đại học loại giỏi? Theo quy định chung, nếu xét trên thang điểm 10, thì sinh viên cần đạt điểm trung bình từ 8.0 trở lên, còn trên thang điểm 4 thì cần đạt từ 3.2 trở lên, thì sẽ đủ điều kiện về điểm số để tốt nghiệp loại giỏi. Đây sẽ chính là cột mốc mục tiêu điểm số mà nhiều sinh viên đặt ra và cố gắng bám sát để được kết quả tốt nghiệp như mong đợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số điều kiện khác mà sinh viên cần nắm rõ, chứ không phải chỉ cần thoả mãn điều kiện điểm số thôi đâu. Cụ thể hơn, các em có thể tham khảo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi tại đây.

Sinh viên lưu ý gì để đạt điểm cao ở đại học?

Sau khi tìm hiểu về cách tính điểm, thì cũng không ít sinh viên thắc mắc rằng mình cần lưu ý những gì để đạt điểm cao ở đại học. Thật sự sẽ có rất nhiều điều mà các em cần lưu ý, vì bản chất việc đạt điểm cao ở đại học là một thử thách khó, đòi hỏi nỗ lực và cố gắng rất lớn của sinh viên, chứ không đơn thuần chăm chỉ là được. Đầu tiên, các em cần có được cảm hứng học tập, nhìn ra được những điểm thú vị của từng môn học, rằng những kiến thức môn học ấy sẽ giúp ích thế nào cho mình trong tương lai, mình sẽ được mở mang kiến thức ra sao, giỏi hơn thế nào, từ đó, các em sẽ có động lực và quyết tâm để chinh phục môn học, và sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bớt áp lực hơn khi đối diện với kiến thức môn học đó.

Tiếp theo, sinh viên cần đảm bảo rằng mình luôn nghiêm túc trong việc học, đảm bảo chuyên cần, đi học đầy đủ, đúng giờ, trong lớp tập trung lắng nghe giảng, chỗ nào chưa rõ thì mạnh dạn hỏi lại giảng viên hoặc bạn bè xung quanh. Đồng thời, sinh viên cũng cần chủ động đọc thêm tài liệu, giáo trình, tự giác giải bài tập về nhà, ôn bài kỹ lưỡng để đảm bảo mình nắm vững kiến thức sau mỗi buổi học, hiểu rõ bản chất và sự liên kết giữa các kiến thức với nhau. Ngoài ra, sinh viên cũng cần tập trung cao độ khi làm kiểm tra giữa kỳ và bài thi cuối kỳ, tránh mắc phải các sai sót đáng tiếc khiến bị mất điểm.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng lên đại học tính điểm như thế nào, sinh viên cần lưu ý gì để điểm cao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điểm số có ảnh hưởng đến thành công trong tương lai không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?