Lên Lớp 12 Chưa Chọn Được Ngành Mình Thích Thì Phải Làm Sao?

Chọn chuyên ngành là điều cực kỳ quan trọng, tác động lớn tới tương lai của chúng ta. Thời điểm định hướng nghề nghiệp, lựa chọn chuyên ngành thường sẽ từ khá sớm, lúc chúng ta mới chỉ tầm 16-18 tuổi, hầu như vẫn còn khá trẻ để nhận thức và hình dung rõ ràng về nghề nghiệp, công việc tương lai. Chính vì thế, không ít bạn trẻ đã cực kỳ băn khoăn, lo lắng, nhất là khi lên lớp 12 rồi mà chưa chọn được ngành mình thích, vậy phải làm sao trong trường hợp này?

>> Chọn ngành theo sở thích hay theo ý gia đình?

Hướng nghiệp và chọn ngành học quan trọng như thế nào?

Hướng nghiệp là viết tắt của cụm từ định hướng nghề nghiệp, tức là tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn xem đâu là ngành nghề mà mình muốn theo đuổi và có khả năng gắn bó lâu dài trong tương lai, dựa trên sự liên kết giữa yêu cầu, mô tả công việc và sự yêu thích, cũng như năng lực, thế mạnh của bản thân mỗi người. Đây là một điều không hề đơn giản, đòi hỏi chúng ta phải thật sự tập trung, cân nhắc kỹ lưỡng và phải có đủ nhận thức để hình dung và lựa chọn, tự hướng nghiệp một cách đúng đắn cho bản thân.

Đối với học sinh cấp 3 hoặc tân sinh viên năm 1, các em có tuổi đời còn khá trẻ, hầu như cũng chưa trải qua nhiều va vấp trong cuộc sống, chưa có được góc nhìn cụ thể về công việc, nhưng đây lại là lúc bắt buộc các em phải dành thời gian để hướng nghiệp, chọn ngành học, là cột mốc cực kỳ quan trọng và không nên để xảy ra những quyết định sai lầm. Chọn ngành học đúng sẽ giúp sinh viên học tập một cách thuận lợi, hào hứng hơn, dễ tiếp thu, hiểu bài, nắm vững kiến thức, rồi ra trường đi làm cũng sẽ gặt hái được nhiều thành tựu.

Ngược lại, nếu không sớm hướng nghiệp, rồi chọn ngành học một cách đại khái, thiếu cân nhắc, lỡ chọn sai ngành thì lại mất công phải chọn lại, học lại từ đầu, hoặc ráng học cho xong 1 ngành mình không thích lắm, thấy không hợp, thì tương lai cũng sẽ khá bấp bênh. Chính vì thế, chuyện lên lớp 12 rồi mà chưa chọn được ngành mình thích là điều khá nguy hiểm, nếu không sớm có hướng giải quyết đúng đắn thì sẽ có rủi ro phải đối mặt với nhiều hệ luỵ trong tương lai. Vậy lên lớp 12 mà chưa chọn được ngành mình thích thì phải làm sao?

Lên lớp 12 chưa chọn được ngành mình thích thì phải làm sao?

Học sinh lớp 12 vừa phải vất vả với khối lượng kiến thức khổng lồ và khó nhằn của năm cuối cấp, đau đầu vì chuyện thi tốt nghiệp, vừa phải áp lực về chuyện hướng nghiệp, lựa chọn ngành học. Nếu không biết cách phân bổ, sắp xếp các việc cần làm sao cho hợp lý, không biết phân chia thời gian sao cho phù hợp, thì sẽ dễ rơi vào trạng thái quá tải, việc gì cũng đụng tới nhưng kết quả lại không ổn, nhất là trong chuyện chọn ngành học. Như đã làm rõ ở phần trước, chuyện hướng nghiệp và chọn ngành học là điều cực kỳ quan trọng, các em phải chọn thật chuẩn xác, chọn đúng ngành phù hợp với mong muốn và khả năng của bản thân để có thể theo đuổi, gắn bó lâu dài, tránh trường hợp chọn sai rồi lại hối hận, mệt mỏi, áp lực nhiều hơn.

Nếu lên lớp 12 mà vẫn chưa chọn được ngành mình thích, chưa biết đâu là ngành nghề phù hợp với bản thân, thì các em hãy suy nghĩ về công việc tương lai, liệt kê ra tầm 4-5 công việc cụ thể mà mình yêu thích, có hứng thú, muốn được đảm nhiệm khi ra trường sau này. Tiếp theo, hãy dành thời gian để tìm hiểu thông tin về các công việc ấy, chẳng hạn như những yêu cầu về năng lực, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, rồi tính chất công việc thế nào, áp lực ra sao, để mình có được hình dung rõ hơn về công việc, và đó cũng là cơ sở để các em đặt lên bàn cân xem đâu mới là công việc mình có hứng thú nhất. Sau đó, hãy tìm hiểu xem để sau này ra trường có thể làm công việc đó, thì mình cần học ngành nào, tốt nghiệp những ngành nào, đó sẽ là danh sách những ngành mà các em cần lựa chọn. Khi đó, chuyện chọn lựa sẽ đơn giản hơn và có độ chính xác cao hơn so với khi các em chưa tìm hiểu, chưa hình dung, và chưa có nhiều thông tin về ngành nghề, công việc tương lai.

>> Hối hận vì chọn ngành không suy nghĩ – có nên học lại ngành khác?

Dựa vào đâu để cân nhắc chọn ngành học phù hợp với mình?

Khi đã có danh sách khoảng 2-3 ngành liên quan tới công việc sau này mà mình muốn theo đuổi, thì nhiều bạn lớp 12 cũng lăn tăn rằng mình sẽ dựa vào đâu để cân nhắc, lựa chọn ngành học phù hợp với mình? Mỗi người sẽ có các tiêu chí và cách lựa chọn khác nhau, nhưng thường sẽ dựa vào một số tiêu chí như mức điểm chuẩn, năng lực học hỏi của bản thân, mức độ yêu thích của mình với các kiến thức, môn học của ngành đó, hoặc sự hứng thú sau khi tìm hiểu kỹ thông tin về các ngành ấy. Miễn sao các em chịu khó dành thời gian thu thập, tìm hiểu nhiều thông tin, để có góc nhìn khách quan và đa chiều về các ngành học, rồi dựa vào đó để cân nhắc, lựa chọn, không chọn ngẫu nhiên, không chọn đại theo ý kiến của người khác là được, vì đây là ngành học của mình, liên quan tới công việc mà mình sẽ theo đuổi sau này, nên chính các em mới là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình, còn ý kiến của những người khác chỉ đơn giản là gợi ý để mình tham khảo, giúp mình có thêm thông tin để cân nhắc thôi.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng lên lớp 12 chưa chọn được ngành mình thích thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Chọn chuyên ngành có khó không, sinh viên cần lưu ý gì?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?