Mất Gốc Tiếng Anh Thì Bắt Đầu Học Từ Đâu?

Tiếng Anh là điều mà nhiều sinh viên muốn trau dồi để giúp mở rộng cơ hội việc làm khi ra trường. Liên quan tới chủ đề này, khá nhiều bạn sinh viên lăn tăn rằng nếu mất gốc Tiếng Anh thì nên bắt đầu học từ đâu? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Mất gốc Tiếng Anh thì bắt đầu học từ đâu?

Tiếng Anh là một môn mà sinh viên đã học từ rất là lâu rồi, từ hồi cấp 1-2-3 mình đã học nó, bây giờ tới khi lên đại học thì sinh viên cũng sẽ gặp lại. Tới khi ra trường sau này đi làm cũng có rất nhiều công việc yêu cầu phải biết Tiếng Anh, phải sử dụng được Tiếng Anh, nhất là nếu như các em muốn mở rộng cơ hội việc làm sau này, muốn có mức lương cao hơn và cơ hội thăng tiến rộng mở hơn, thì đương nhiên mình phải cố gắng đối diện và chinh phục môn ngoại ngữ này.

Khi đang mất căn bản Tiếng Anh, nếu như muốn tiến bộ lên thì sinh viên phải học từ nền tảng đầu tiên, chứ không thể gấp gáp hay nhảy bước được. Trước khi có thể tự học, thì sinh viên nên tham gia một số khóa Tiếng Anh nền tảng, thường thì ở các trung tâm tiếng Anh sẽ đều có khóa này, các em chỉ cần làm cái bài test đầu vào, thì họ sẽ biết là năng lực ngoại ngữ hiện tại của các em đang ở mức nào, phù hợp với lớp nào, để mình vô học đúng lớp đó. Trong lớp cũng sẽ có những bạn khác cùng trình độ level Tiếng Anh với mình, thì khi học chung với những bạn cùng trình độ sẽ giúp sinh viên đỡ bị ngại và dễ học nhóm, trao đổi bài với nhau hơn, giảng viên cũng sẽ có cách giảng chậm hơn để các em dễ hiểu.

>> Sinh viên năm 3 mất gốc Tiếng Anh thì phải làm sao?

Củng cố năng lực Tiếng Anh cho bản thân

Sau khi sinh viên hoàn thành khoá căn bản Tiếng Anh từ 3 tới 4 tháng, thì các em đã lấy lại được căn bản, nền tảng liên quan tới từ vựng, ngữ pháp và nắm được một số câu giao tiếp Tiếng Anh thông dụng, nó sẽ chưa quá nâng cao hay quá khó đâu, nhưng mà ít ra mình cũng đã tự tin hơn, không còn trong diện đang mất gốc Tiếng Anh nữa, mình cũng đã có một chút gốc nào đó. Khi mình đã ổn áp và tự tin hơn một chút như vậy thì sinh viên có thể học nhóm chung với những bạn cùng lớp, với năng lực ngoại ngữ tương đương, tức là cũng đã nắm được nền tảng Tiếng Anh, cả nhóm có thể cùng học Tiếng Anh và cùng nhau tiến bộ. Hoặc nếu sinh viên thấy mình không phù hợp với việc học nhóm, thì có thể tự học, tự củng cố thêm các từ vựng thường gặp, học thêm các cấu trúc ngữ pháp nâng cao hơn, ôn luyện đa dạng các đoạn hội thoại giao tiếp hơn.

Lưu ý rằng chúng ta sẽ không thể từ 1 người mất gốc trở nên giỏi Tiếng Anh trong thời gian ngắn, hãy kiên trì, chăm chỉ học mỗi ngày thì sẽ dần tiến bộ. Hãy cố gắng dành mỗi ngày tầm 30 hoặc 40 phút cho việc học Tiếng Anh, duy trì sự liền mạch như thế, thì mới có thể tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hiệu quả. Tránh trường hợp để thời gian giữa các buổi học cách nhau xa quá, tự nhiên thứ 2 đầu tuần mình học Tiếng Anh, xong mãi tới cuối tuần, thứ 7, chủ nhật mình mới lôi nó ra ôn lại, bị ngắt quãng như vậy rất khó để mình có thể tiến bộ, nhiều khi vài ngày mình không ôn, không dùng lại những từ vựng đó thì mình cũng sẽ dần quên luôn.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng mất gốc Tiếng Anh thì bắt đầu học từ đâu? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Chuẩn đầu ra Tiếng Anh & tin học để được tốt nghiệp

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?