Muốn Thì Tìm Cách, Không Muốn Sẽ Tìm Lý Do, Ám Chỉ Điều Gì?

Bạn từng nghe qua câu nói muốn thì tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do chưa? Có thể khi nghe qua thì bạn cũng mường tượng được sơ sơ về ý nghĩa của nó, nhưng liệu bạn đã hiểu đúng và chính xác chưa, biết cách vận dụng vào những tình huống thường gặp khi giao tiếp chưa? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu xem muốn thì tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do, ám chỉ điều gì?

>> “Để mai tính” và hậu quả của thói quen trì hoãn

Muốn thì tìm cách, không muốn tìm lý do nghĩa là gì?

Muốn thì tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do nghĩa là một khi chúng ta thật sự muốn làm điều gì, thì thường mọi người sẽ cố gắng tìm mọi cách để xoay sở, để thực hiện, bất chấp rằng đó là một việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, nhưng chỉ cần mình muốn và quyết tâm, thì chắc chắn sẽ làm được. Ngược lại, những gì bạn không muốn làm, thì thường sẽ tìm cách thoái thác, mặc kệ, làm lơ, viện lý do này kia, cho dù đó chỉ là những điều đơn giản, dễ dàng, búng tay 1 cái là xong, nhưng không muốn thì sẽ tìm lý do để khỏi làm.

Muốn thì tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do ám chỉ điều gì?

Sau khi giải nghĩa được câu nói muốn thì tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do, chắc hẳn rằng bạn đang thấy rất tâm đắc câu nói này, nhưng cần hạn chế, không nên lạm dụng, sử dụng nó một cách vô tội vạ, vì thực chất bạn phải hiểu rõ vấn đề, sử dụng đúng nơi, đúng lúc, với đúng người, thì nó mới phát huy tác dụng. Ngược lại, nếu bạn chưa hiểu rõ được rằng nó ám chỉ điều gì, dùng tùm lum tùm la thì sẽ bị phản tác dụng, bị mọi người cho rằng bạn nói xàm, lạc quẻ, không phù hợp với tình huống, hoàn cảnh. Vậy muốn thì tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do ám chỉ điều gì?

Muốn thì tìm cách, không muốn tìm lý do là một câu nói ám chỉ sự trách móc, chê bai rằng đối phương là người đã làm sai, làm điều không đúng, tự dưng có những điều quan trọng cần làm, mà lại tìm lý do để thoái thác, né tránh một cách thiếu trách nhiệm, đây là điều thường xảy ra trong công việc, là câu nói thường dành cho những người thiếu trách nhiệm với công việc, không làm tới nơi tới chốn, bỏ bê công việc, đùn đẩy việc của mình cho người khác, lúc nào hỏi tới cũng viện lý do này kia để biện minh cho hành động của mình, chứ nếu thật sự họ muốn làm, họ sẵn sàng đảm nhiệm công việc, thì họ sẽ tự biết tìm cách để làm, để hoàn thành cho tốt, cho kịp deadline, chứ sẽ không cò quây lý do này kia.

>> Gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao?

Các trường hợp có thể áp dụng câu nói này

Khi đã làm rõ rằng muốn thì tìm cách, không muốn tìm lý do ám chỉ điều gì, thì bạn cũng đã tự mường tượng được rằng mình có thể áp dụng câu nói ấy trong các trường hợp nào, hãy check thử xem các trường hợp sau đây có giống như bạn đang nghĩ không nhé:

  • Khi teamwork, làm việc nhóm hoặc học nhóm, có những người luôn ỷ lại, thoái thác công việc cho người khác gánh team, làm giùm, còn họ cứ nói mãi câu cửa miệng “không biết cách làm, sợ làm sai, làm chưa tốt”;
  • Khi đi làm, những người lười biếng, lơ là công việc, muốn đùn đẩy công việc cho người khác, nhờ người này người kia làm giúp, rót mật vào tai rằng họ giỏi hơn mình, họ sẽ làm tốt hơn mình;
  • Khi có mâu thuẫn xảy ra nhưng có người không muốn hoà giải, bất hợp tác, viện cớ này kia để khiến mâu thuẫn bùng nổ lớn hơn, trầm trọng hơn, chứ không chịu ngồi lại nói chuyện để giải quyết;
  • Khi gặp các vấn đề khó khăn, thay vì xử lý thì thôi khó quá bỏ qua, có thể rằng nó thật sự khó, phức tạp, vượt quá khả năng của bạn, nhưng nếu bạn chịu dành thời gian, công sức, cộng với sự hỗ trợ của những người xung quanh thì vẫn có thể làm được;
  • Trong cuộc sống, có những người chỉ nghĩ tới cái lợi của họ, việc gì họ thấy lợi cho bản thân thì mới làm, còn những việc ít có lợi cho bản thân (dù là điều nên làm, tốt cho tập thể, cho cộng đồng), thì họ sẽ thoái thác, hoặc lơ lơ, dây dưa mãi mà không làm.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng muốn thì tìm cách, không muốn tìm lý do nghĩa là gì, ám chỉ điều gì, áp dụng trong các trường hợp nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Cần cù bù thông minh – Lợi ích khi bạn là người siêng năng

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?