Phỏng vấn xin việc là điều tiên quyết mà bạn cần phải vượt qua nếu muốn được nhận vào công ty làm việc. Đây là buổi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng, để đánh giá năng lực làm việc và sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Chính vì thế, nếu có sự thể hiện tốt, trả lời phỏng vấn lưu loát, thì cơ hội được nhận vào phỏng vấn sẽ cao. Ngược lại, nếu bạn có năng lực giỏi, nhưng khi vào phỏng vấn lại thể hiện chưa tốt, thì cũng chưa chắc sẽ được nhận vào làm việc. Khi đó, kết quả phỏng vấn sẽ phụ thuộc thêm vào những tiêu chí nào, năng lực giỏi nhưng phỏng vấn dở thì có bị trượt không?
>> Phỏng vấn xin việc thường hỏi những vấn đề, nội dung nào?
Năng lực bình thường nhưng phỏng vấn tốt thì sẽ thế nào?
Trước khi giải đáp câu hỏi được đưa ra ở tiêu đề bài viết, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trước ở hướng ngược lại, tức là năng lực bình thường nhưng phỏng vấn tốt thì sẽ thế nào? Bản chất buổi phỏng vấn không phải để tìm ra ứng viên giỏi nhất, thay vào đó, nhà tuyển dụng mong muốn sẽ đánh giá khách quan để chọn được người phù hợp nhất, năng lực vừa đủ để hoàn thành tốt công việc, đáp ứng các yêu cầu tiên quyết mà công ty đã hình dung sẵn. Tức là nếu bạn có năng lực bình thường, nhưng vừa đủ để có thể hoàn thành những việc được giao thì vẫn có khả năng trúng tuyển. Hoặc năng lực bạn ở mức bình thường, dưới yêu cầu của nhà tuyển dụng khoảng 1 bậc, nhưng phỏng vấn tốt, khéo léo khoe ra các điểm mạnh của bản thân, thì cũng có khả năng sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng cho mình một cơ hội.
Năng lực giỏi nhưng phỏng vấn dở thì có bị trượt không?
Năng lực giỏi nhưng phỏng vấn dở thì có bị trượt không? Đây là câu hỏi thú vị được rất nhiều ứng viên quan tâm và muốn biết câu trả lời. Tuy nhiên, có thể câu trả lời ấy sẽ khiến bạn bị hụt hẫng, vì câu trả lời là có thể. Cho dù năng lực tốt, vững kiến thức, thạo chuyên môn, nhưng khi đi phỏng vấn lại thể hiện chưa tốt, dở tệ, ấp úng, thiếu tự tin, không nêu bật được những điểm mạnh của bản thân, không chứng minh được mình phù hợp với vị trí ứng tuyển, không cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình có khả năng hoàn thành tốt công việc, hoặc cố gắng chứng minh những điều đó nhưng lại thiếu dẫn chứng, khiến nhà tuyển dụng hoài nghi về tính xác thực của các câu trả lời, thì vẫn có khả năng bị trượt phỏng vấn.
Đây là một sự thật phũ phàng, đồng thời, cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai tự tin thái quá về bản thân, lơ là trong buổi phỏng vấn, thiếu sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn, để rồi bị đánh trượt một cách đáng tiếc.
>> Phỏng vấn ứng viên có thang điểm đánh giá theo các tiêu chí nào?
Làm thế nào để gây ấn tượng và tăng cơ hội trúng tuyển?
Cho dù bạn đang tự tin rằng mình có năng lực tốt, vững kiến thức, thạo nhiều kỹ năng mềm, có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì bạn vẫn cần phải trau dồi kinh nghiệm ứng tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển việc làm trong tương lai. Vậy trau dồi kinh nghiệm ứng tuyển là trau dồi những gì? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu nhé!
Đầu tiên, bạn cần phải học hỏi kỹ năng viết CV xin việc sao cho ấn tượng, có đầy đủ những nội dung cần thiết, nêu bật những điểm mạnh của bản thân, nhưng vẫn phải đảm bảo ngắn gọn, súc tích, tránh mắc các lỗi sai thường gặp khi viết CV. Tiếp theo, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn, bao gồm phần giới thiệu bản thân mạch lạc, tự tin, rồi thử tập dượt trước một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp, nhưng cần đảm bảo rằng khi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng thì bạn vẫn trả lời một cách tự nhiên, tránh việc học thuộc lòng rồi trả lời như một cái máy, hoặc như đang bị giáo viên trả bài. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ thái độ lịch sự và chuyên nghiệp xuyên suốt buổi phỏng vấn, vì nhà tuyển dụng cũng hay nhìn vào những điều đó để đánh giá cho điểm thêm. Ngoài ra, vào cuối buổi phỏng vấn, bạn cũng cần đặt một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng, liên quan tới công việc, để thể hiện rằng bạn cực kỳ quan tâm và muốn được vào công ty làm việc, muốn đóng góp nhiều giá trị và gắn bó lâu dài với công việc trong tương lai.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng năng lực giỏi nhưng phỏng vấn dở thì có bị trượt không, đồng thời, đưa ra một số lời khuyên giúp bạn gây ấn tượng và tăng cơ hội trúng tuyển việc làm trong tương lai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp!
>> Sai lầm khi giới thiệu bản thân khiến bạn bị trượt phỏng vấn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.