Phỏng Vấn Xin Việc Thường Hỏi Những Vấn Đề, Nội Dung Nào?

Khi đã có nhiều kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy rằng đó đơn thuần chỉ là một cuộc trao đổi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, để đôi bên cùng hiểu rõ hơn về nhau, cùng xác định xem liệu ứng viên và công việc có phù hợp với nhau không? Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm xin việc, thì bạn sẽ dễ bị hoang mang, lo lắng rằng không biết nhà tuyển dụng khi phỏng vấn thường sẽ hỏi những vấn đề, nội dung nào, để mình có sự chuẩn bị trước. Đừng quá lo lắng, hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Phỏng vấn hành vi có những câu hỏi nào, trả lời sao cho ấn tượng?

Phỏng vấn thường hỏi kiến thức của ứng viên

Kiến thức là nền tảng cực kỳ quan trọng để bạn có thể hoàn thành tốt công việc. Nắm vững kiến thức chuyên ngành cũng sẽ là thế mạnh lớn để bạn tự tin cạnh tranh trong cuộc đua tuyển dụng, thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có năng lực tốt, có khả năng học hỏi tốt và có tiềm năng để trở thành một nhân viên xuất sắc trong công ty. Chính vì thế, trong buổi phỏng vấn xin việc sẽ thường có những câu hỏi, nội dung liên quan tới kiến thức chuyên môn, để nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và đánh giá một cách rõ ràng, trực quan và chính xác nhất về khả năng làm việc của bạn. Khi phỏng vấn, nếu bạn trả lời lưu loát các câu hỏi về kiến thức, thì khả năng đậu sẽ rất cao, còn nếu bạn ấp úng, chưa vững chuyên môn, thì nhà tuyển dụng sẽ khó lòng trao cơ hội cho bạn, vì họ vẫn còn rất nhiều ứng viên tiềm năng khác.

Phỏng vấn thường đào sâu kinh nghiệm làm việc

Phỏng vấn xin việc là dịp để nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên, để đánh giá xem liệu bạn có đủ năng lực, đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt những việc được giao hay không. Chính vì thế, tất nhiên trong buổi phỏng vấn thường hỏi các nội dung liên quan tới kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, ở các công ty cũ, xem bạn xử lý công việc thế nào, có chuyên môn ra sao, có đạt được nhiều thành tích, thành tựu trong công việc chưa, sếp cũ có yên tâm khi giao việc cho bạn không? Nếu bạn trả lời tốt những câu hỏi liên quan tới kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng càng đào sâu càng thấy bạn vững chuyên môn, thì tất nhiên bạn sẽ đậu phỏng vấn, được nhận vào công ty làm việc.

Ngược lại, nếu đã đi làm lâu năm mà chuyên môn vẫn chưa vững, kinh nghiệm cũng chẳng tích luỹ được nhiều, thì bạn sẽ có nguy cơ bị trượt phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu là sinh viên mới ra trường xin việc, chưa có kinh nghiệm, thì nhà tuyển dụng sẽ không đào sâu vấn đề này, mà họ chỉ đào sâu khi bạn là ứng viên đã đi làm nhiều năm thôi.

>> Phỏng vấn ứng viên có thang điểm đánh giá theo các tiêu chí nào?

Phỏng vấn sẽ đánh giá sự phù hợp và gắn bó của ứng viên

Để tránh trường hợp phỏng vấn tuyển vào một ứng viên rất giỏi, nhưng không phù hợp với công việc, vào làm một thời gian rồi xin nghỉ, thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ thường có những câu hỏi để đánh giá sự phù hợp của ứng viên. Tức là nhà tuyển dụng sẽ làm rõ các nội dung, thông tin liên quan tới công việc, tới các yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần ở vị trí đó, rồi cũng sẽ hỏi rõ xem ứng viên có kiến thức, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn thế nào, có những điểm mạnh nào phù hợp với công việc. Nếu sau khi xem xét, cân nhắc thấy có nhiều điểm phù hợp, thì ứng viên sẽ có cơ hội trúng tuyển cao. Ngược lại, nếu năng lực của bạn rất giỏi, nhưng thể hiện ra nhiều điểm không phù hợp, thì vẫn có thể bị loại, vì nhà tuyển dụng vẫn sẽ ưu tiên lựa chọn các ứng viên phù hợp với công việc, để có thể gắn bó làm việc lâu dài.

Phỏng vấn sẽ hỏi thêm các nội dung riêng của công việc

Sau khi điểm qua các nội dung thường gặp khi phỏng vấn xin việc, thì tuỳ từng công ty, từng công việc cụ thể sẽ có thêm những yêu cầu riêng khác nhau, và tất nhiên trong buổi phỏng vấn sẽ hỏi thêm những vấn đề ấy. Chẳng hạn như công việc yêu cầu ứng viên phải giỏi ngoại ngữ, giao tiếp Tiếng Anh lưu loát, thì sẽ có phần hỏi đáp, giao tiếp bằng Tiếng Anh để nhà tuyển dụng có thể đánh giá rõ về năng lực ngoại ngữ của bạn. Hoặc nếu công việc yêu cầu phải thường xuyên làm việc nhóm, thì tất nhiên khi phỏng vấn sẽ hỏi thêm các nội dung liên quan tới teamwork, tìm hiểu những lần bạn có đóng góp lớn khi làm việc nhóm, mang về kết quả tích cực trong quá khứ. Hoặc nếu công việc yêu cầu kỹ năng xử lý tình huống, thì sẽ có những câu hỏi để kiểm tra, đánh giá khả năng xử lý tình huống linh hoạt của bạn.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng phỏng vấn xin việc thường hỏi những vấn đề, nội dung nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất và phỏng vấn thành công!

>> 10 câu hỏi về kỹ năng xử lý tình huống phổ biến nhất khi phỏng vấn

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý