Ngành Marketing Có Những Mảng Nào? Thực Tập Ở Đâu?

Nhiều sinh viên ngành marketing đang rất băn khoăn, không biết ngành marketing có những mảng cụ thể nào, đó cũng sẽ chính là các vị trí công việc mà các em có thể apply để thực tập. Hiện tại, hầu như doanh nghiệp nào cũng cần đến các hoạt động marketing nên cơ hội nghề nghiệp của các em sẽ cực kỳ rộn mở. Dưới đây là 8 mảng chính của ngành marketing.

>> Mẫu đề cương khoá luận tốt nghiệp ngành marketing

1. Brand Marketing

Thực hiện các chiến lược marketing nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu và danh tiếng của thương hiệu trên thị trường, giúp công ty có nhiều khách hàng trung thành hơn. Người làm Brand Marketing cần phải cực kỳ hiểu về định hướng thương hiệu mà công ty xây dựng, để có thể đưa ra các thông điệp marketing đồng nhất với định vị thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, cá tính thương hiệu và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

2. Content Marketing

Content Marketing là một trong những mảng nhận được sự quan tâm ứng tuyển nhiều nhất trong ngành marketing. Nhiệm vụ của Content Marketing là lập và triển khai các kế hoạch content cho công ty, nhằm đưa thông tin về công ty, về sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng, giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm/dịch vụ khi tìm kiếm thông tin trên đa dạng kênh truyền thông như Google, Facebook, Youtube…

Đồng thời, các content được sản xuất cũng cực kỳ đa dạng như Blog, Social Post, Email, SMS, Push Notification, Infographic (phối hợp cùng Designer), Video (phối hợp cùng Video Editor),… Người làm Content Marketing cần phải hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ và nắm rõ các mong muốn của khách hàng mục tiêu để có thể sản xuất các nội dung phù hợp nhất. Ngoài ra, sự sáng tạo và kỹ năng viết lách tốt cũng là một trong những điều mà Content Marketing cần có.

3. Digital Marketing

Digital Marketing cũng là một trong những mảng có cơ hội nghề nghiệp tốt và mức lương hấp dẫn trong ngành marketing. Digital Marketing sẽ thực hiện các hoạt động và chiến lược marketing thiên về kỹ thuật, công nghệ. Chẳng hạn như tối ưu webstie trên các công cụ tìm kiếm (Google), thực hiện và tối ưu các chiến dịch quảng cáo trả phí trên Google, Facebook, Youtube, Instagram,…

4. Social Media

Social Media là một mảng cực kỳ quen thuộc trong ngành marketing. Người làm Social Media sẽ phụ trách phát triển các kênh mạng xã hội nơi mà có đa số khách hàng tiềm năng của công ty đang hiện diện, chẳng hạn như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok, Twitter,… với các chiến dịch về nội dung, xây dựng cộng đồng, tổ chức các cuộc thi online trên mạng xã hội,…

5. Trade Marketing

Trade Marketing là người thực hiện các hoạt động marketing tại các điểm bán, làm việc cùng với các nhà phân phối, nhằm đưa sản phẩm của nhà sản xuất đến với tay người mua hàng. Người làm Trade Marketing cần nghĩ ra các chiến lược, kế hoạch marketing nhằm đảm bảo KPI về doanh số bán ra của sản phẩm, giúp cho công ty bán được càng nhiều hàng càng tốt.

>> Trade Marketing là gì? Cơ hội việc làm thế nào?

6. Product Marketing

Product Marketing tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới, từ khi thai nghén cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Product Marketing cần nghiên cứu thị trường để xác định những yếu tố mà sản phẩm cần phải có, giúp tạo ra sản phẩm phù hợp nhất, định vị sản phẩm, xây dựng thông điệp sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm, ra mắt và quảng bá sản phẩm. Một sản phẩm mới được nghiên cứu, phát triển và ra mắt có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào Product Marketing.

7. Event Marketing

Event Marketing phụ trách tổ chức các sự kiện online (webinar, livestream) và offline (hội thảo, toạ đàm, talkshow, ra mắt sản phẩm, tri ân khách hàng…) nhằm thu hút sự quan tâm và tương tác của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Event Marketing sẽ thực hiện từ khâu lên kế hoạch, nội dung, timeline sự kiện, diễn giả, MC, dự trù kinh phí, hậu cần cho đến việc truyền thông thu hút người tham gia sự kiện, set up tổ chức sự kiện, phòng ốc, âm thanh, ánh sáng, tương tác với khách hàng,..

8. Partnership Marketing

Partnership Marketing phụ trách mở rộng mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp với các đối tác có sự tương đồng về tệp khách hàng, để phối hợp cùng nhau tổ chức các chương trình marketing, tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn. Người làm Partnership cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phánkỹ năng thuyết trình tốt.

Trên thực tế, có những công ty phân chia phòng marketing thành nhiều vị trí cụ thể như các mảng trên, nhưng cũng có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên marketing kiêm nhiệm nhiều mảng (2-3 mảng hoặc kiêm nhiệm tất cả). Tuỳ vào các em yêu thích làm việc trong những mảng nào thì có thể thử sức apply vào thực tập nhé. Chúc các em thành công!

>> Ngành Marketing học gì? Tốt nghiệp ra trường làm gì?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?