Ngành Nhân Sự Học Gì? Tốt Nghiệp Ra Trường Làm Gì?

Ngành nhân sự – hay còn có những tên khác là Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị nhân sự, Quản lý nhân sự – là ngành sẽ làm việc, tiếp xúc nhiều với con người, là chất keo gắn kết toàn thể nhân viên công ty với nhau, giúp mọi người teamwork và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Những ai thích làm việc với con người, thích quan tâm, giúp đỡ người khác, thích truyền đạt những kiến thức, kỹ năng của bản thân cho người khác thì sẽ phù hợp với ngành Nhân sự.

>> Người hướng nội nên học ngành Marketing hay Nhân sự?

Vì sao nên theo học ngành Nhân sự?

Phòng Nhân sự sẽ là chất keo gắn kết nhân viên trong công ty, khi mọi người trong công ty đoàn kết, phối hợp ăn ý với nhau thì mới giúp công ty phát triển tốt. Ngoài ra, phòng nhân sự cũng sẽ là người tuyển chọn nhân tài, giúp công ty có đủ nhân lực giỏi để vận hành hoạt động một cách hiệu quả nhất. Chính vì tầm quan trọng như thế nên phòng Nhân sự sẽ là bộ phận không thể thiếu, sẽ không lo thất nghiệp. Bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm thì đều cần có phòng Nhân sự.

Khi làm nhân sự, các em sẽ được tiếp xúc với nhiều người khác nhau, mỗi người một chuyên môn, trình độ và có những ưu nhược điểm khác nhau. Điều này giúp các em mở rộng mối quan hệ, mở mang kiến thức và lâu dần thì các em sẽ có mắt nhìn người, sẽ biết cách tuyển được người phù hợp với công ty, sẽ biết quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ người khác để họ phát huy điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của bản thân.

Rồi với những sinh viên mới ra trường, chân ướt chân ráo đi phỏng vấn, tìm việc, thì phòng nhân sự sẽ là người dẫn đường, chỉ lối cho các bạn ấy, giúp các bạn tìm được hướng đi đúng đắn, hiểu được môi trường công sở là như thế nào, giúp các bạn ấy sớm làm quen và hoà nhập với các anh chị trong công ty. Rồi phòng nhân sự cũng sẽ là người đứng ra tổ chức các buổi training, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho mọi người, sẽ tổ chức các buổi liên hoan, du lịch, dã ngoại để gắn kết mọi người với nhau. Một công việc hết sức văn minh và thú vị đúng không?

Ngoài ra, ngành Nhân sự học xong ra trường sẽ có nhiều mảng để lựa chọn như tuyển dụng, đào tạo, C&B,… trong quá trình học tập ở trường và đi thực tập, các em sẽ có thời gian để tìm hiểu xem mình yêu thích và phù hợp với mảng nào để sau này ra trường sẽ theo đuổi và gắn bó lâu dài. Hoặc nếu đang làm mảng này mà thấy không phù hợp thì vẫn còn nhiều mảng khác của Nhân sự để mình có thể linh hoạt thay đổi.

Ngành Nhân sự học những môn gì?

Khi học ngành Nhân sự, các em sẽ học được những kiến thức về quản trị nguồn nhân lực, điều hành, quản lý nhân sự, đánh giá, tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Một số môn học có thể kể đến như:

  • Quản lý nguồn nhân lực;
  • Quản lý nguồn nhân lực quốc tế;
  • Luật lao động;
  • Định mức lao động;
  • Quan hệ lao động;
  • Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
  • Tiền lương và phúc lợi;
  • Bảo hiểm xã hội;
  • Truyền thông và giao tiếp;
  • Hành vi tổ chức;
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo;
  • Tâm lý học quản lý;
  • Kinh tế học lao động;
  • Kinh tế nguồn nhân lực;
  • Quản trị chất lượng.

Ngành Nhân sự cần trau dồi các kỹ năng gì?

Bên cạnh các kiến thức được dạy trên trường lớp, để đủ năng lực làm trong ngành nhân sự, thì các em cần tự trau dồi thêm các kỹ năng sau:

Học Nhân sự tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc gì?

Công việc của người làm việc trong phòng nhân sự sẽ là tuyển dụng, đào tạo, gắn kết đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, sao cho các phòng ban sẽ tập trung làm việc, phối hợp với nhau nhịp nhàng để đạt kết quả công việc tốt nhất. Đồng thời, phòng nhân sự cũng sẽ đảm bảo về mặt chuyên cần, lương bổng, phúc lợi cho toàn thể nhân viên. Còn về các vị trí công việc trong ngành Nhân sự thì khá đa dạng như:

  • Hành chính nhân sự;
  • Chuyên viên tuyển dụng;
  • Chuyên viên đào tạo;
  • Chuyên viên lương – chính sách – đãi ngộ (C&B);
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ;
  • Chuyên viên xử lý quan hệ nội bộ.

Các trường đại học nào có đào tạo ngành Nhân sự?

Có rất nhiều trường đào tạo ngành Nhân sự, một số trường có thể kể tên như:

  • Đại học Kinh tế TP. HCM (TP. HCM)
  • Đại học Luật (TP. HCM)
  • Đại học Mở (TP. HCM)
  • Đại học Hoa Sen (TP. HCM)
  • Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. HCM)
  • Đại học Lao động Xã hội (TP. HCM)
  • Đại học Thương mại (Hà Nội)
  • Đại học Công nghiệp (Hà Nội)

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp các em có được cái nhìn chính xác và rõ nét về ngành Nhân sự nha. Chúc các em lựa chọn được ngành học phù hợp và có hướng đi đúng đắn trong tương lai nhé.

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?