Nếu như podcast là một khái niệm khá lạ lẫm trước 2022, thì trong những năm gần đây, nó đã trở thành cụm từ được tìm kiếm rất phổ biến, nhiều nhà sáng tạo nội dung cũng đã chuyển hướng từ những hình thức sản xuất video, clip, bài viết, sang dạng chia sẻ nội dung bằng podcast. Điều này cũng khiến việc nghe podcast đang ngày càng được ưa chuộng hơn, trong đó, nhiều người chọn nghe podcast để chữa lành, để cảm thấy tâm hồn bình yên hơn, thoải mái hơn, liệu điều đó có nên hay không?
>> Sinh viên stress học tập thì chữa lành bằng cách nào?
Podcast là gì?
Podcast là hình thức chia sẻ nội dung, kiến thức, câu chuyện dưới dạng âm thanh, không có hình ảnh hay video minh hoạ, giúp người nghe chỉ tập trung duy nhất vào việc nghe nội dung, từ đó, sẽ tự hình dung và hiểu theo cách nghĩ, cách tưởng tượng của mình. Đây là một hình thức mới hơn so với việc xem các video clip truyền thống, và thực tế thì chuyện nghe podcast cũng được giới trẻ ngày càng ưu chuộng và dần trở nên phổ biến hơn.
Ngày nay, bên cạnh việc xem video trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, hoặc xem thông tin, hình ảnh trên Facebook, Instagram,… thì việc nghe podcast trên Spotify, Youtube cũng được ưa chuộng không kém. Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu xem vì sao podcast ngày càng trở nên phổ biến nhé!
Vì sao podcast ngày càng phổ biến?
Khi tìm hiểu rằng vì sao podcast ngày càng phổ biến, thì bạn sẽ tìm được nhiều lý do khác nhau, và nó cũng cực kỳ đa dạng dựa theo góc nhìn, hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người, nhưng thường sẽ xoay quanh những điều sau:
- Nghe podcast giúp bạn chỉ tập trung vào nghe, đơn giản, phù hợp với ai không có nhu cầu xem hình.
- Nghe podcast có tính tiện lợi, không nhất thiết phải nhìn vào màn hình, nên thuận tiện để vừa nghe vừa làm nhiều công việc khác, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ,…
- Nghe podcast giúp bạn thoả sức tưởng tượng, thay vì có sẵn hình ảnh từ video clip, thì bây giờ bạn không xem hình ảnh, nhưng có thể tự tưởng tượng, tự hình dung về nội dung theo cách nghĩ của mình, sẽ có một không gian và thế giới quan đa dạng hơn tuỳ theo cảm nhận của mỗi người về nội dung trong podcast.
- Nghe podcast phù hợp với dạng nội dung tâm sự, chia sẻ, giống như bạn đang lắng nghe host và khách mời đối đáp, chia sẻ về những chủ đề rất hay, hữu ích, và dưới định dạng âm thanh thì thầm bên tai, thì mình cũng sẽ chìm sâu vào các nội dung đó hơn.
- Tuỳ theo style của mỗi người, ai thích tập trung vào nghe dưới dạng âm thanh thôi, thì mặc nhiên sẽ cực kỳ thích việc nghe podcast.
>> Tự học Tiếng Anh trên Youtube có hiệu quả không?
Nghe podcast để chữa lành, nên hay không?
Podcast có nhiều chủ đề khác nhau, mỗi kênh thường sẽ tập trung vào một nhóm chủ đề, trong đó, khá nhiều kênh đã lựa chọn về những chủ đề nhẹ nhàng, mang tính tâm tự, chữa lành tâm hồn, vậy liệu chúng ta có nên nghe podcast để chữa lành không? Bất kỳ ai cũng có những lúc chùng lại, những nốt trầm trong cuộc sống, những khúc mắc trong tâm hồn mà chưa tìm được hướng giải quyết, cũng chẳng biết nên tâm sự, chia sẻ với ai. Khi đó, nghe podcast để chữa lành có thể là một giải pháp hữu hiệu dành cho bạn, chỉ cần đơn giản là lên mạng search về các chủ đề mà mình đang quan tâm, rồi nghe thử một lúc, nếu may mắn thì bạn sẽ bắt gặp ngay đúng 1 kênh podcast đang chia sẻ về đúng chủ đề mình cần tìm, hoặc nếu không thì chí ít bạn cũng đã tìm được 1-2 kênh podcast chuyên về tâm sự, chia sẻ, chữa lành, để giúp bạn tiếp cận nhiều chủ đề trong cuộc sống dưới một góc nhìn sâu sắc và tích cực.
Khi nghe nhiều dạng podcast chữa lành, thì tinh thần của bạn cũng sẽ trở nên tích cực hơn, cởi mở hơn, có thêm nhiều động lực và năng lượng để hoàn thành tốt những công việc trong cuộc sống, dù sao đi nữa thì đó cũng là những nội dung chữa lành tích cực, và bạn hầu như chẳng mất gì, mà lại nhận về được khá nhiều giá trị. Vì thế, đương nhiên bạn nên nghe podcast, không chỉ để chữa lành, mà còn để mở rộng thế giới quan và có thêm nhiều góc nhìn sâu sắc về nhiều chủ đề xoay quanh chúng ta. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian thì bạn vẫn nên làm thêm 1 bước, đó là chọn lọc nội dung podcast sao cho phù hợp với mình, chứ không nên mở đại, nghe đại, vì như thế cũng không mang lại nhiều giá trị cho mình. Vậy nên chọn lọc nội dung podcast như thế nào?
Nên chọn lọc nội dung podcast như thế nào?
Đầu tiên, bạn nên tự đặt câu hỏi xem bản thân đang mong muốn nghe các nội dung podcast về chủ đề gì, chẳng hạn như chữa lành tâm hồn, chia sẻ về kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp, tâm sự về chuyện cuộc sống, chia sẻ cách học tập, rèn luyện kỹ năng mềm, học Tiếng Anh, hay là chủ đề nào khác? Đây là bước quan trọng để bạn tóm gọn các nội dung mình muốn nghe, cần nghe và hữu ích với bản thân, tránh việc lan man nghe quá nhiều chủ đề nhưng thật sự nó lại không mang lại nhiều giá trị cần thiết cho mình.
Tiếp theo, khi đã có được một số chủ đề mà mình yêu thích, thì bạn hãy nghe thử một vài podcast của nhiều kênh khác nhau, để xem rằng kênh nào đang chia sẻ đúng với style của mình nhất. Vì bản chất cùng một nội dung, chủ đề sẽ có nhiều kênh cùng chia sẻ, nhưng phong cách nói chuyện và cách đào sâu nội dung của họ sẽ khác nhau, phù hợp với từng đối tượng người nghe khác nhau, khi bạn chọn lựa để tìm được kênh phù hợp với mình, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tiếp thu nội dung hiệu quả hơn. Ngoài ra, cách nói chuyện, cách dùng từ ngữ và chiều sâu khi chia sẻ của người host cũng là yếu tố mà bạn có thể cân nhắc khi chọn lọc nội dung & kênh podcast để nghe.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng có nên nghe podcast để chữa lành không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> 4 bước giúp bạn trở thành người lạc quan, tích cực hơn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.