Nhà Tuyển Dụng Có Dựa Vào Quê Quán Để Đánh Giá Ứng Viên Không?

Hỏi: Lúc em đi phỏng vấn, CV và mọi thứ em chuẩn bị đều ổn cả, nhưng họ thấy em quê quán ở miền Trung thì họ lại ngại nhận em làm việc vì họ sợ đa phần người miền Trung làm được tầm 5-6 năm hay có xu hướng chuyển về quê làm cho gần với gia đình. Như vậy thì em sẽ trả lời ra sao để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và lựa chọn em ạ?

Anh ơi, cho em hỏi 1 câu hỏi về lúc phỏng vấn với ạ. Em là sinh viên tốt nghiệp bên ngành Kĩ thuật. Lúc em đi phỏng vấn, CV và mọi thứ em chuẩn bị đều ổn cả, nhưng họ thấy em quê quán ở miền Trung thì họ lại ngại nhận em làm việc vì họ sợ đa phần người miền Trung làm được tầm 5-6 năm hay có xu hướng chuyển về quê làm cho gần với gia đình. Họ là một công ty lớn nên họ không muốn khi đào tạo mình ra mà mình không làm việc đủ lâu để gắn bó lâu dài với công ty ạ. Như vậy thì em sẽ trả lời ra sao để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và lựa chọn em ạ? Mong anh trả lời giúp em với. Em xin cảm ơn và chúc anh thật nhiều sức khỏe!!!

Đáp: Anh đã từng làm việc ở nhiều công ty khá đông nhân viên đến từ mọi miền đất nước, anh cũng hay gặp bạn bè để nói chuyện công việc, nhưng chưa bao giờ nghe thấy chuyện công ty phân biệt vùng miền hay quê quán khi tuyển dụng cả. Nên em đừng vì thông tin đó mà hoang mang.

Chào em, anh đã từng có một khoảng thời gian phỏng vấn rất nhiều ứng viên và anh cũng làm việc ở nhiều công ty khá đông nhân viên đến từ mọi miền đất nước, anh cũng hay gặp bạn bè để nói chuyện công việc, nhưng chưa bao giờ nghe thấy chuyện công ty phân biệt vùng miền hay quê quán khi tuyển dụng cả. Mình được chọn hay không đều nằm ở năng lực bản thân, nằm ở các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm liên quan đến công việc mà em đang có. Sau này, khi em đi làm 1 thời gian thì nhà tuyển dụng sẽ còn xem xét thêm phần kinh nghiệm làm việc nữa thôi, chứ không có phân biệt vùng miền đâu.

>> Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường?

Em nghe thông tin đó ở đâu? Có xác thực không? Nếu có công ty nào đang ngầm quy định điều đó thì em chẳng nên cố gắng vào để làm gì, vì nhiều khi vào làm rồi thì họ lại tiếp tục kỳ thị vùng miền khi làm việc chung thì cũng mệt. Mà anh thấy việc công ty nghĩ rằng người miền Trung sẽ không gắn bó, không làm lâu hơn 5-6 năm thì uổng phí công sức họ đào tạo thì nó cũng chưa hợp lý. Thông thường, đào tạo chỉ mất tầm 3 tháng đối với vị trí nhân viên, 6 tháng đối với vị trí quản lý, là họ đã có thể quen và làm tốt công việc rồi. Vậy cho dù có làm 5-6 năm rồi nghỉ thì họ cũng đã đóng góp được rất nhiều cho công ty rồi.

Mà cũng chẳng ai nói trước được tương lai sẽ thế nào. Anh là người miền Nam, theo giả định em đưa ra thì chắc công ty đó sẽ nghĩ là anh sẽ gắn bó lâu dài chăng? Nhưng anh chưa bao giờ khẳng định với công ty rằng mình sẽ làm 5 năm hay 10 năm, lỡ trong tương lai anh có chuyện gia đình, anh thay đổi định hướng, hoặc không hài lòng với chính sách công ty thì anh cũng sẽ ra đi thôi, và không biết lúc đó là lúc nào. Nên anh khẳng định lại rằng họ chẳng có lý do gì để vì nghĩ rằng em người miền Trung, em có thể sẽ không gắn bó được nhiều hơn 5-6 năm mà không tuyển em cả. Nên em đừng vì thông tin đó mà hoang mang. Trong CV và khi phỏng vấn, em cứ nêu bật các thế mạnh về kiến thức, kỹ năng của mình. Đồng thời, thể hiện rõ mục tiêu trong tương lai của mình, họ sẽ dựa vào đó để đánh giá, chứ không dựa vào vùng miền hay quê quán đâu. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với em nhé.

>> 7 điều cần lưu ý khi lần đầu rải CV tìm việc

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý