Nói xấu công ty cũ là một hành động khiến bạn dễ dàng bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cho dù công ty cũ đối xử tệ bạc với nhân viên, chèn ép nhân viên, bóc lột sức lao động của nhân viên… nhưng bạn cũng nên giữ lại cho riêng mình, chứ không nên nói ra những điều đó trong buổi phỏng vấn xin việc, vì đó là một điều tối kỵ, sẽ khiến bạn nhận điểm trừ từ nhà tuyển dụng. Dưới đây là những lý do mà nhà tuyển dụng sẽ trừ điểm khi bạn nói xấu công ty cũ:
Nói xấu công ty cũ – Bạn là người “để bụng”
Khi nói xấu công ty cũ, bạn chính là một người “để bụng”, thường xuyên nhắc lại những chuyện cũ, cho dù đó là những điều nhỏ, những mâu thuẫn nhỏ cũng có thể khiến bạn để tâm, chỉ cần nó khiến bạn không hài lòng thì bạn sẽ đưa nó vào danh sách những câu chuyện nói xấu của mình. Nhà tuyển dụng không thích một ứng viên để bụng, để tâm vào những điều không liên quan trực tiếp đến công việc. Thay vào đó, họ cần tìm một ứng viên không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc, cần một người có thể tập trung làm việc và hoàn thành tốt những việc được giao.
Nói xấu công ty cũ – Bạn là người “phản động”
Nói xấu công ty cũ cũng khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn là một nhân viên “phản động”, thường tụ tập nói xấu công ty với những đồng nghiệp khác. Đồng ý rằng bất kỳ công ty nào cũng có vấn đề, cũng có những điều chưa hoàn hảo, khiến nhân viên bất mãn, không hài lòng, nhưng bạn cũng không nên quá cuốn vào những câu chuyện, những drama công sở như thế. Tốt hơn hết là bạn nên tập trung cho công việc của mình, để ý nhiều hơn tới những điểm tốt, những điều tích cực của công ty, chứ đừng tập trung vào những câu chuyện nói xấu công ty, tiêm vào đầu đồng nghiệp những điều chưa tốt về công ty, khiến ảnh hưởng đến kết quả công việc của cả tập thể. Tất nhiên chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn có một nhân viên “phản động” ở trong công ty mình cả.
Bạn xử lý mâu thuẫn với công ty cũ chưa khéo
Khi có bất đồng quan điểm hoặc những điều chưa hài lòng với công ty cũ, bạn và công ty cũ cần cùng nhau xử lý để tìm được tiếng nói chung, hoặc ít ra cũng sẽ hoà giải được mâu thuẫn với nhau. Còn nếu những mâu thuẫn với công ty cũ chưa được xử lý, khiến bạn luôn cảm thấy bất mãn, và sẵn sàng nói xấu công ty cũ trong buổi phỏng vấn, thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người xử lý mâu thuẫn chưa tốt.
Họ sẽ quan ngại rằng lỡ sau này khi đi làm, bạn xảy ra bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, mâu thuẫn với cấp trên, chưa hài lòng với chính sách công ty… thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ làm ầm lên, bạn sẽ không chịu hoà giải, bạn sẽ không chịu lắng nghe quan điểm của người khác, rồi gây “náo loạn” trong công ty? Hay là bạn im lặng không thèm xử lý, nhưng vẫn để mâu thuẫn âm ỉ trong lòng, rồi một ngày nào đó bạn sẽ tự nghỉ việc và tiếp tục chuỗi câu chuyện nói xấu công ty?
Liệu bạn sẽ nói xấu công ty mới trong tương lai?
Không có gì đảm bảo rằng bạn nói xấu công ty cũ vì bạn muốn tâm sự với nhà tuyển dụng, chứ không có ý xấu gì với công ty đó. Chỉ cần bạn nói xấu công ty cũ trong buổi phỏng vấn, thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra ngay một dấu chấm hỏi lớn rằng liệu bạn sẽ nói xấu công ty mới trong tương lai? Không phải là họ sợ bị bạn nói xấu, chỉ đơn giản là vì văn hoá công ty và môi trường làm việc ở đa số công ty đều không khuyến khích việc nhân viên nói xấu công ty, nói xấu đồng nghiệp, nói xấu cấp trên… Công sở không phải nơi để tám chuyện, để nói xấu công ty. Nếu có bất kỳ điểm gì chưa hài lòng, bạn có thể góp ý, cùng nhau giải quyết mâu thuẫn thay vì để bụng rồi nghỉ việc, rồi đi nói xấu công ty cũ.
Trên đây là những lý do khiến việc nói xấu công ty cũ là điều tối kỵ khi phỏng vấn xin việc. Khi nắm rõ những điều này, chắc chắn bạn sẽ không muốn mình trở thành một ứng viên như thế đúng không? Đừng bao giờ buột miệng nói xấu công ty cũ, nhất là khi bạn đang đối mặt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn nhé!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.