Phải Làm Sao Khi Bị Giáo Viên Hiểu Lầm, Phạt Oan, Trừ Điểm Oan?

Khi đi học, sinh viên sẽ phải thường xuyên đối mặt với áp lực học hành, thi cử, điểm số khiến mình cực kỳ đau đầu, nhưng chắc chắn các em sẽ vượt qua được những áp lực ấy khi mình chăm chỉ và cố gắng học tập. Tuy nhiên, sẽ có những lúc sinh viên cảm thấy cực kỳ tủi thân, chán nản, chẳng muốn học hành gì nữa vì bị giáo viên phạt oan. Vậy phải làm sao khi bị giáo viên hiểu lầm, phạt oan, trừ điểm oan?

>> Sinh viên có nên né tránh giảng viên khó?

Cảm giác bị giáo viên hiểu lầm sẽ ra sao?

Cảm giác chung khi bị người khác hiểu lầm chắc chắn sẽ cực kỳ khó chịu, ấm ức, vì mình chẳng làm gì sai, nhưng lại bị xem như là kẻ “phạm tội”, nhất là khi người hiểu lầm mình lại là giáo viên, thì khả năng cao rằng sinh viên sẽ bị phạt oan, thậm chí còn bị trừ điểm oan nữa. Khi đó, một số bạn lựa chọn cách im lặng, vì ngại không muốn cãi lại giáo viên, mắc công khiến mọi việc tồi tệ hơn, hoặc cũng có thể vì nghĩ mình có nói ra cũng chẳng ai tin, cũng không minh oan được.

Tuy nhiên, các em không nên lựa chọn cách im lặng như thế, vì mình đâu có làm gì sai, mình chỉ đang bị hiểu lầm thôi mà. Tìm cách minh oan khi bị người khác hiểu lầm là điều hoàn toàn bình thường, vì điều đó cũng ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của cá nhân mình. Nhưng lưu ý rằng các em cần phải lựa lời, phải nói làm sao cho thuyết phục để giáo viên nhận ra và tin rằng đó là điều hiểu lầm, tránh trường hợp nói không đầu không đuôi, khiến giáo viên cho rằng mình đang cãi.

>> Phải làm sao khi không tiếp thu được những gì giáo viên truyền đạt?

Phải làm sao khi bị giáo viên hiểu lầm, phạt oan, trừ điểm oan?

Tuỳ từng trường hợp sẽ có cách giải quyết khác nhau, tức là cần phải đi sâu vào từng tình huống xem các em bị giáo viên hiểu lầm, phạt oan, trừ điểm oan như thế nào, nguyên nhân do đâu, mức độ có nghiêm trọng không. Tuy nhiên, nếu xét theo một hướng giải quyết chung thì các em cũng có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Giữ bình tĩnh, không lớn tiếng cãi lại, không có hành vi vô lễ khi bị giáo viên hiểu lầm;
  • Thu thập bằng chứng, dẫn chứng, nhân chứng để minh oan cho mình, càng cụ thể càng tốt;
  • Trao đổi trực tiếp với giảng viên một cách rõ ràng, sử dụng từ ngữ và giọng điệu lễ phép, kèm theo những bằng chứng mà mình đã chuẩn bị, với mục đích là minh oan, chứ không phải chứng minh giáo viên sai, để làm giáo viên bị quê, bị bẽ mặt vì hiểu lầm, phạt oan, trừ điểm oan mình;
  • Khi giáo viên đã nhận ra đó chỉ là hiểu lầm, thì khả năng cao rằng đôi bên sẽ tìm được tiếng nói chung, tiếp theo, các em nên cùng giáo viên tìm hướng giải quyết để hoá giải hiểu lầm, chẳng hạn như giáo viên sẽ đính chính với những người liên quan rằng đó chỉ là hiểu lầm, hoặc nếu đã trừ điểm oan thì sẽ cộng điểm lại cho các em.

Còn trong trường hợp giáo viên nhất quyết không chịu trao đổi thẳng thắn, không chịu chấp nhận đó chỉ là hiểu lầm, mà vẫn quyết định phạt oan, trừ điểm oan, ảnh hưởng tới danh dự và kết quả học tập của mình, thì các em có thể nộp đơn khiếu nại lên phòng đào tạo của trường, kèm theo những dẫn chứng để được xử lý sớm. Lưu ý rằng sinh viên cần trình bày sự việc dưới góc nhìn khách quan, không được để cảm xúc cá nhân hoặc quan điểm chủ quan chi phối, khiến sự việc bị sai lệch hoặc trầm trọng hoá một cách quá mức, vì như thế sẽ khiến sự việc đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát của mình.

Sau cơn mưa, trời lại sáng, chắc chắn những hiểu lầm sớm muộn gì cũng sẽ được hoá giải, mọi chuyện đã được xí xoá, chuyện cũ bỏ qua, không để bụng, không lôi chuyện bị giáo viên hiểu lầm ra nhắc lại. Ngoài ra, lần bị hiểu lầm ấy, thì cũng có thể mối quan hệ giữa các em và giáo viên sẽ gắn kết hơn, hiểu nhau hơn, và đó sẽ là một cái kết đẹp.

>> Giảng viên tác động thế nào đến kết quả học tập của sinh viên?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?