Giao tiếp Tiếng Anh là điều mà đại đa số chúng ta đều muốn rèn luyện, để tối thiểu mình có thể giao tiếp với người khác ở mức cơ bản, có thể sử dụng trong công việc thường ngày. Tuy nhiên, để rèn luyện sao cho có thể giao tiếp lưu loát thật sự là một bài toán khó, nhiều người rơi vào tình trạng bị đơ, bị khớp, đứng hình một vài giây rồi mới phản hồi lại, mới nói tiếp câu chuyện. Vậy phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao?
>> Nói Tiếng Anh bập bẹ có bị người nước ngoài cười không?
Phản xạ khi giao tiếp quan trọng thế nào?
Trước khi giải đáp vấn đề phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao, chúng ta sẽ tìm hiểu xem phản xạ khi giao tiếp quan trọng thế nào? Phản xạ khi giao tiếp là việc phản hồi, tương tác, trả lời lại khi đang giao tiếp, nói chuyện với người khác, phản xạ càng nhanh thì cuộc giao tiếp càng liền mạch, trôi chảy, giúp đối phương cảm thấy tin tưởng, thoải mái và tiếp tục cuộc trò chuyện.
Ngược lại, nếu bạn phản xạ chậm, khiến đối phương phải mất thời gian chờ đợi bạn phản hồi, thì họ sẽ thấy hơi khó chịu, mất hứng, không muốn kéo dài cuộc giao tiếp, vì cứ nói được 1 câu lại phải ngừng 1 chút, không duy trì được sự liền mạch. Chính vì thế, để giao tiếp tốt, nhất là khi giao tiếp, trò chuyện bằng Tiếng Anh, thì chúng ta phải chú trọng rèn luyện sự phản xạ, sao cho mình có thể phản hồi, phản xạ càng nhanh càng tốt. Nhưng lỡ bạn đang phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao, làm cách nào để khắc phục?
Bất lợi khi giao tiếp Tiếng Anh mà phản xạ chậm
Vốn dĩ Tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, tức là chúng ta phải học rất nhiều từ vựng, luyện tập nhiều đoạn hội thoại giao tiếp, rồi còn phải tập cách phát âm sao cho chuẩn chỉnh, nhưng cũng chưa chắc sẽ chuẩn được, thường sẽ chỉ được tầm 60-70% so với người bản xứ.
Tức là khi giao tiếp với những người bản xứ, thì họ cũng đã hơi khó hiểu hơn khi lắng nghe cách phát âm, từ vựng và câu giao tiếp của mình, vậy mà bây giờ lại cộng thêm chuyện phản xạ chậm, ngập ngừng, im lặng một hồi mới trả lời, mới nói được câu tiếp theo, thì khả năng cao rằng họ sẽ không hiểu, hiểu sai ý, hoặc thậm chí chán không muốn nói nữa. Nếu đây là cuộc giao tiếp liên quan tới công việc, khi nói chuyện Tiếng Anh với khách hàng, đối tác nước ngoài, thì bạn đã mất điểm trong mắt họ, dẫu biết rằng mình không phải người bản xứ, nhưng ít ra khi đang làm một công việc đòi hỏi phải thường xuyên giao tiếp bằng Tiếng Anh, thì bạn cũng nên rèn luyện sao cho mình lưu loát hơn, phản xạ nhanh hơn.
Hoặc khi phỏng vấn tìm việc làm, nếu bạn apply vào các công việc yêu cầu giao tiếp Tiếng Anh thành thạo, thì tất nhiên nhà tuyển dụng cũng sẽ có bài test, hoặc phỏng vấn thẳng bằng Tiếng Anh, khi đó, nếu phản xạ chậm, ngập ngừng, khiến cuộc đối đáp thường xuyên bị ngắt quãng, thì khả năng cao rằng bạn cũng sẽ bị trừ điểm, hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì có thể sẽ bị loại, mất cơ hội việc làm dù Tiếng Anh của mình cũng không quá tệ.
>> Sinh viên luyện thi TOEIC 500 – 650 – 800 bao nhiêu tiền?
Phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao?
Phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh tiềm ẩn nhiều bất lợi cho công việc sau này, tất nhiên, chẳng ai muốn những hệ quả tiêu cực ấy xảy ra với mình, nhất là khi mình cũng đã ráng trau dồi, chứ không bỏ bê chuyện học Tiếng Anh, chỉ có điều là mình đang gặp vấn đề trong việc phản xạ, chưa biết cách rèn luyện để phản xạ nhanh hơn, lưu loát hơn. Vậy trong trường hợp này, phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao để khắc phục?
Bạn hãy thử liệt kê xem mình bị phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh vì những nguyên nhân nào, đó chính là điểm mấu chốt để bạn khắc phục. Chẳng hạn như vì mình loading từ vựng lâu quá, nghĩ mãi mới nhảy ra được từ vựng, nên phản xạ chưa tốt, giao tiếp Tiếng Anh bị ngập ngừng, thì phải trau dồi từ vựng sao cho thành thục, nhuần nhuyễn hơn, luyện ngữ nghĩa sao cho nhảy số nhanh hơn, học theo kiểu Việt – Anh càng tốt, tức là nhìn Tiếng Việt rồi nói sang nghĩa Tiếng Anh, chứ không học kiểu Anh – Việt như thông thường. Hoặc bạn thấy rằng mình đang chưa vững ngữ pháp, chỉ có các từ vựng riêng lẻ, phải mất thời gian loay hoay mới sắp xếp thành câu cú đàng hoàng được, khiến mình bị phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh, thì tất nhiên bạn cần dành thời gian ôn luyện ngữ pháp, thực hành cách đặt câu, từ các câu đơn giản ban đầu cho tới các câu dài, phức tạp hơn sau này. Với các nguyên nhân khác cũng tương tự như thế, chỉ cần bạn liệt kê ra đầy đủ rồi lần lượt giải quyết hết là ổn, hãy kiên trì và nỗ lực, bạn sẽ thấy mình dần tiến bộ và có phản xạ tốt hơn khi giao tiếp Tiếng Anh.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Học Tiếng Anh kiểu mì ăn liền có hiệu quả không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.