Khi đi làm, ai cũng mong muốn rằng phong độ làm việc của mình sẽ ổn định, tức là lúc nào mình cũng đạt kết quả làm việc tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, sẽ có những lúc bạn cảm thấy đau đớn, gục ngã và hoang mang khi thấy mình có phong độ làm việc chưa ổn định, tức là kết quả làm việc lúc tốt, lúc không. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cảm hứng làm việc của bạn, thậm chí nó còn ngăn cản cơ hội được tăng lương, thăng tiến của bạn trong tương lai. Vậy nếu phong độ làm việc không ổn định thì phải làm sao?
>> Làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh?
Tác hại khôn lường khi phong độ làm việc không ổn định
Một nhân viên có phong độ làm việc ổn định, lúc nào cũng hoàn thành tốt công việc, sẽ là ngôi sao sáng trong công ty, thường xuyên được khen thưởng và cơ hội tăng lương, thăng tiến sẽ cực kỳ rộng mở. Ngược lại, một nhân viên có phong độ làm việc thiếu ổn định sẽ khiến cấp trên cảm thấy bất an, lo lắng khi giao việc, vì họ sợ kết quả làm việc không tốt hoặc có sai sót xảy ra trong quá trình làm việc.
Điều này sẽ khiến cấp trên quan ngại, không dám giao việc cho bạn, đồng thời, cũng sẽ hạn chế cơ hội được tăng lương, thăng tiến của bạn trong tương lai. Ngoài ra, nếu bạn đang làm ở các vị trí mà mức lương tỷ lệ thuận với kết quả làm việc, chẳng hạn như là nhân viên kinh doanh nhưng phong độ làm việc không ổn định, thì mức lương của bạn sẽ cực kỳ bấp bênh, lúc cao, lúc thấp, ảnh hưởng không tốt đến thu nhập hàng tháng của bạn.
Vì sao bạn có phong độ làm việc không ổn định?
Chẳng ai muốn mình làm việc với phong độ thất thường, không được cấp trên tin tưởng, tín nhiệm. Tất nhiên cũng chẳng ai muốn mức lương của mình trồi sụt thất thường, vì nếu vậy thì sẽ có những tháng mình phải nhận mức lương rất thấp, không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Chính vì thế, khi thấy mình đang có phong độ làm việc không ổn định, bạn cần khắc phục nó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần phải xác định rõ những nguyên nhân khiến mình có phong độ làm việc không ổn định, khi đã xác định nguyên nhân thì mới tìm ra được giải pháp khắc phục sao cho hiệu quả.
Bạn đã thật sự tập trung khi làm việc chưa? Bạn có thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên ngành, trau dồi thêm năng lực làm việc chưa? Bạn có lập kế hoạch công việc và hoàn thành đầy đủ các task việc không? Bạn đã phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm chưa? Bạn đã thành thạo các kỹ năng mềm liên quan đến công việc chưa? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và cần bạn giải đáp, để giúp bạn xác định ra cách giúp mình khắc phục tình trạng hiện tại.
>> Hậu quả khôn lường khi làm việc không có kế hoạch
Phong độ làm việc không ổn định thì phải làm sao?
Sau khi đã xác định đầy đủ nguyên nhân, thì bạn hãy lần lượt xử lý chúng. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo để giúp mình ổn định phong độ làm việc:
- Trau dồi kiến thức chuyên ngành, nâng cao năng lực bản thân;
- Rèn luyện các kỹ năng mềm liên quan đến công việc;
- Luôn lập kế hoạch làm việc rõ ràng, biết mình muốn gì, cần làm gì;
- Nắm rõ KPI và thường xuyên theo dõi tiến độ công việc;
- Tập trung cao độ và có trách nhiệm trong công việc;
- Chủ động và sáng tạo trong công việc;
- Quan sát, lắng nghe và học hỏi từ những người giỏi.
Bên cạnh những giải pháp trên, vẫn còn rất nhiều giải pháp khác để giúp bạn ổn định phong độ làm việc. Chính bạn sẽ là người hiểu rõ nhất rằng mình đang thiếu sót ở những điểm nào, cần khắc phục những điểm nào để giúp mình có phong độ làm việc ổn định. Điều quan trọng nhất là bạn tìm thấy sức mạnh của nội tại, tin vào sức mạnh của bản thân, dám hành động, dám quyết tâm thay đổi bản thân, dám đối diện với những khuyết điểm của mình. Chúc bạn thành công!
>> Phải làm sao khi chưa tự tin vào năng lực bản thân?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.