Áp lực công việc là điều mà bạn sẽ không thể tránh khỏi khi đi làm, dù bạn làm việc ở bất kỳ công ty nào, bất kỳ vị trí nào, thì vẫn luôn tồn tại những áp lực riêng. Để tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, đảm bảo chất lượng, đúng deadline, thì bạn cần biết cách vượt qua áp lực công việc, chứ không được để nó khiến cho mình phân tâm, làm việc kém hiệu quả. Vì thế, khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi rằng bạn làm thế nào để vượt qua áp lực công việc? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tham khảo gợi ý trả lời trong bài viết này nhé!
>> Phỏng vấn: Có bao giờ bạn hoàn thành công việc trễ deadline chưa?
Áp lực công việc từ đâu mà ra?
Trước khi giải đáp chuyện làm thế nào để vượt qua áp lực công việc, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những áp lực ấy từ đâu mà ra? Trong bản thân từng công việc sẽ luôn có sẵn các điều kiện về số lượng, chất lượng, deadline, và đòi hỏi tính chuyên môn cao thì mới có thể hoàn thành tốt công việc. Chính từ những điều đó đã tạo ra áp lực công việc, rằng bạn phải hoàn thành thế nào để đủ số lượng, đạt chất lượng, đúng dealine, những đòi hỏi ấy càng cao, càng khó, thì bạn sẽ càng stress hơn, đồng thời, khi có càng nhiều công việc phải chịu trách nhiệm, phải đảm nhiệm cùng lúc, thì bạn sẽ càng thấy áp lực hơn.
Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân khác tạo ra áp lực công việc, đó chính là năng lực của mỗi người, nếu bạn đang ngồi ở một vị trí đòi hỏi chuyên môn cao, trong khi năng lực của mình chưa đáp ứng đủ mức đó, thì sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, áp lực, lúc nào cũng phải gồng mình để ráng hoàn thành những việc vượt quá tầm tay, mà tới khi làm không đạt, không đúng chất lượng, bị sếp trách phạt, thì lại càng áp lực hơn.
Công việc áp lực quá thì sẽ mệt mỏi thế nào?
Áp lực công việc là điều luôn tồn tại, là điều bình thường và quen thuộc đối với những ai đã đi làm lâu năm. Tuy nhiên, khi bạn phải liên tục gánh chịu những công việc quá áp lực, thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới tinh thần, tâm lý và sức khoẻ. Vậy nếu công việc áp lực quá thì bạn sẽ mệt mỏi thế nào?
Khi công việc quá áp lực, bạn sẽ luôn phải trong trạng thái nặng đầu, cứ nghĩ tới chuyện đi làm, xử lý công việc là bạn thấy ám ảnh, thậm chí tối đi ngủ nhiều khi cũng ám ảnh tới nỗi nằm mơ thấy công việc. Rồi mỗi sáng thức dậy, bạn cũng luôn cảm thấy uể oải, không muốn bước chân tới công ty, tới khi vào làm việc, thì bạn cũng luôn mong mau tới giờ về, để sớm thoát khỏi những cơn ác mộng, những sự mệt mỏi, áp lực của công việc khi đi làm. Tức là bạn sẽ luôn bị nặng đầu, tâm lý bất an, và muốn tìm cách né tránh công việc, đi làm như đang bị bắt ép. Tất nhiên, chính điều đó cũng sẽ khiến kết quả làm việc của bạn bị sa sút, ngày càng tệ hơn, đạt kết quả kém, thường xuyên để xảy ra sai sót trong công việc, ảnh hưởng không tốt tới lương KPI và như thế lại càng khiến bạn bị stress hơn.
>> Phỏng vấn: Giữa học hỏi và kiếm tiền, điều gì quan trọng hơn với bạn?
Nhà tuyển dụng hỏi về áp lực công việc để làm gì?
Áp lực công việc thường sẽ do tự thân mỗi người tìm cách khắc phục và vượt qua, chúng ta cũng thường chỉ muốn giấu những điều đó cho riêng mình biết, chứ đi kể lể, than vãn với mọi người cũng không phải điều hay, hoặc nói ra thì nhiều khi cũng để người khác nắm được yếu điểm, những thiếu sót của bản thân, thế mà khi đi phỏng vấn, tự dưng nhà tuyển dụng lại hỏi về áp lực công việc, kêu mình chia sẻ về cách đối mặt & vượt qua chúng, thì nhiều ứng viên sẽ bối rối, không biết nên trả lời thế nào cho tối ưu, và nhiều người còn tự hỏi rằng nhà tuyển dụng hỏi điều đó để làm gì?
Nhà tuyển dụng muốn tìm người có thể hoàn thành tốt công việc, đủ năng lực và trách nhiệm để yên tâm giao việc sau này. Chính vì thế, chuyện làm thế nào để bạn vượt qua áp lực công việc thật sự là điều mà công ty rất quan tâm, và thường sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn. Nếu trả lời tốt câu này, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn biết cách vượt qua áp lực công việc để hoàn thành những việc được giao một cách thuận lợi, suôn sẻ, ngay cả những khi công việc ùa tới dồn dập, deadline gấp rút, thì cũng không làm khó được bạn, thì chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn, tăng khả năng được nhận vào công ty làm việc. Ngược lại, khi được hỏi về cách vượt qua áp lực công việc, nếu bạn không trả lời được, hoặc trả lời phỏng vấn một cách chung chung, đại khái, thì nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi về năng lực của bạn, dù bạn trả lời tốt các câu hỏi về kiến thức, chuyên môn, nhưng đụng tới áp lực công việc lại bị ấp úng, thì vẫn có rủi ro bị trượt phỏng vấn. Vậy khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi rằng bạn làm thế nào để vượt qua áp lực công việc, thì ứng viên nên trả lời thế nào?
Phỏng vấn: Bạn làm thế nào để vượt qua áp lực công việc?
Sẽ không có khuôn mẫu chung để trả lời câu hỏi phỏng vấn này, vì chính trong bản thân câu hỏi cũng đã nói rõ rằng “bạn làm thế nào…” tức là nhà tuyển dụng muốn lắng nghe quan điểm và cách thực tế mà bạn đã áp dụng để vượt qua áp lực công việc, chứ họ không muốn nghe câu trả lời theo kiểu văn mẫu, rập khuôn, lý thuyết suông. Tuy nhiên, có một số lưu ý giúp bạn tăng khả năng tạo ấn tượng tốt trong câu hỏi phỏng vấn này. Đầu tiên, hãy nói rằng trong quá trình làm việc của mình, bạn thường xuyên gặp phải những áp lực công việc, bạn hiểu rằng đó là điều bình thường khi đi làm mà mình không thể tránh khỏi, có những lần áp lực lớn, khiến bạn mệt mỏi, nhưng sau đó cũng đã tìm được cách vượt qua, không để nó ảnh hưởng xấu tới tâm trạng và kết quả làm việc.
Tiếp theo, hãy liệt kê ngắn gọn 2-3 điểm mấu chốt mà bạn thường sử dụng để vượt qua những áp lực công việc. Đồng thời, lồng ghép 1 tình huống, ví dụ thực tiễn mà bạn đã gặp phải áp lực công việc trong quá khứ, kèm theo cách bạn đối diện và vượt qua, lưu ý nên chọn những áp lực đủ lớn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, chứ không nên đưa ra những áp lực quá nhỏ, giải quyết quá dễ dàng, đơn giản, vì như thế sẽ khiến cho câu trả lời của bạn trở nên bình thường, không có gì nổi trội. Chính dẫn chứng này sẽ giúp tăng tính thuyết phục đối với nhà tuyển dụng, giúp họ tin rằng bạn hoàn toàn biết cách vượt qua áp lực công việc, những điều bạn chia sẻ đều là kinh nghiệm thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Tất nhiên, bạn cũng cần lưu ý trả lời đúng vấn đề, đúng trọng tâm câu hỏi, không nên quá lan man, trả lời dài nhưng lạc đề thì cũng khiến mình bị đánh giá thấp. Ngoài ra, nếu bạn chỉ là sinh viên mới ra trường đi làm, chưa từng có kinh nghiệm xử lý áp lực công việc thực tế, thì có thể chia sẻ về tình huống mà mình đã vượt qua áp lực học hành, thi cử, vì nó cũng tương tự, có thể áp dụng trong công việc sau này.
Bài viết này đã giúp bạn nắm được gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn, rằng bạn làm thế nào để vượt qua áp lực công việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> 5 bước để sinh viên mới ra trường tự tin phỏng vấn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.