Sinh Viên Bị Rớt Môn Vì Thói Quen Bấm Điện Thoại Quá Nhiều

Bấm điện thoại tưởng chừng như là một thói quen bình thường, rất nhiều sinh viên tiện tay bấm điện thoại mọi lúc mọi nơi như một phản xạ vô điều kiện. Tuy nhiên, nghiện điện thoại là một thói quen xấu, mang lại nhiều tác hại, khiến chúng ta lãng phí thời gian vô ích, gây mất tập trung khi học tập và làm việc, khiến kết quả học tập và làm việc ngày càng sa sút. Thật vậy, trên thực tế đã xảy ra trường hợp sinh viên bị rớt môn vì thói quen bấm điện thoại quá nhiều…

>> 5 thói quen xấu sinh viên nên bỏ ngay nếu muốn học giỏi

Vì sao sinh viên thích bấm điện thoại?

Bấm điện thoại là sở thích chung của tất cả mọi người, không ít người đã ra trường đi làm cũng cực kỳ ghiền điện thoại, tuy nhiên, nhiều khi vì bận rộn gia đình, con cái, hoặc vì áp lực công việc và khối lượng công việc nhiều quá, bận rộn quá, nên thời gian sử dụng điện thoại của người đi làm cũng bị hạn chế. Với sinh viên thì khác, mặc dù các em vẫn phải đến trường đi học mỗi ngày, phải đối mặt với áp lực học hành, thi cử, nhưng thời gian rảnh vẫn còn khá nhiều, và đa số sinh viên mặc nhiên lấy điện thoại ra bấm trong lúc rảnh rỗi, nhiều khi chẳng có mục đích gì, chỉ là một thói quen thôi, cứ rảnh là mở điện thoại lên lướt Facebook, Tiktok, xem Youtube, nhắn tin với bạn bè, chơi game,… Đặc biệt, sinh viên cũng là những bạn trẻ thích cập nhật tin tức nhanh nhất, follow các xu hướng mới nhất để tránh bị trở thành “người tối cổ”, nên các em cũng thường xuyên túc trực điện thoại, dần dần nó cũng trở thành một thói quen khó bỏ.

Bấm điện thoại quá nhiều tiềm ẩn những tác hại nào?

Tưởng chừng như việc bấm điện thoại là một thói quen vô hại, chẳng phải thói hư tật xấu như là rượu bia, thuốc lá, bài bạc,… nhưng thật ra nó cũng tiềm ấn nhiều tác hại khôn lường mà nhiều sinh viên chưa hình dung trước được. Đầu tiên, chính thói quen bấm điện thoại quá nhiều sẽ khiến các em lãng phí thời gian vô ích, thay vì dành thời gian đó để học bài, ôn bài, làm bài tập để nắm vững kiến thức, học tốt hơn, hoặc tham gia các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt CLB trong trường cũng sẽ hữu ích hơn. Tiếp theo, khi nghiện điện thoại thì sinh viên cũng dễ bị lo ra, mất tập trung trong giờ học, nhiều khi đang trong lớp nghe giảng mà lại lôi điện thoại ra bấm, cứ học được một lúc lại bấm điện thoại, mất tập trung như thế thì làm sao mà học tốt được, lỡ sau này bị rớt môn vì bấm điện thoại quá nhiều thì hối hận cũng đã muộn.

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ bị rớt môn, mà bên cạnh đó, bấm điện thoại quá nhiều cũng sẽ hạn chế việc sinh viên phát triển bản thân, tức là thay vì cố gắng, nỗ lực học hỏi, trau dồi năng lực, kiến thức, kỹ năng mềm cho chính mình để tự tin ứng tuyển việc làm khi ra trường, thì các em lại suốt ngày dán mắt vào điện thoại. Ngoài ra, bấm điện thoại quá nhiều cũng tiềm ẩn rủi ro bị cuốn vào thế giới ảo, trở thành anh hùng bàn phím, tự tin khi giao tiếp trên mạng xã hội nhưng khi các em ra đời thì lại cực kỳ rụt rè, nhút nhát, khó lòng hoà nhập với bạn bè ngoài đời, rồi sau này đi làm mình cũng sẽ bị rụt rè như thế, sẽ gây nhiều khó khăn khi làm việc, khó lòng thích nghi với môi trường làm việc.

>> Cách giúp sinh viên rèn luyện tính tự giác trong học tập

Sinh viên bị rớt môn vì thói quen bấm điện thoại quá nhiều

Quay trở lại với câu chuyện sinh viên bị rớt môn vì thói quen bấm điện thoại quá nhiều, có một số bạn cho rằng đó là điều hư cấu, trầm trọng hoá vấn đề, nhưng thật ra đây là thực trạng đã từng xảy ra không ít lần.

Tức là ban đầu các em cũng chỉ cho rằng bấm điện thoại là một thói quen bình thường, ai mà chẳng thường xuyên dùng điện thoại, bị cuốn vào những thú vui giải trí trên điện thoại. Làm sao mà bấm điện thoại có thể khiến mình bị rớt môn được, nếu vậy thì chắc sinh viên nào cũng bị rớt môn rồi? Hoặc ở một góc nhìn khác, những sinh viên đã từng bị rớt môn lại cho rằng mình nhận hậu quả đó là vì chưa tập trung, cố gắng học tập, do mình lười ôn bài, làm bài tập, chưa nắm vững kiến thức nên mới rớt môn, chứ liên quan gì tới việc bấm điện thoại quá nhiều đâu?

Nhưng dưới một góc nhìn rộng hơn, thực tế hơn, thì nó sẽ như thế này. Chẳng hạn như năng lực học tập của các em đang ở mức trung bình khá, tức là mình vẫn nghe giảng, làm bài, ôn bài ở một mức độ vừa phải, mình học không quá xuất sắc nhưng cũng không đến nỗi quá lười biếng, điểm trung bình thường sẽ dao động trong khoảng 6.0 – 7.0. Tuy nhiên, khi lạm dụng việc bấm điện thoại quá nhiều, thì điều đó sẽ khiến các em không đủ thời gian cho việc học, hoặc vừa học vừa bấm điện thoại thì cũng sẽ mất tập trung, không hiểu rõ kiến thức, khiến kết quả học tập bị sa sút, kéo điểm trung bình tích luỹ xuống quá thấp nên bị rớt môn luôn. Tức là nếu bình thường học lực của các em ở mức giỏi, thì sẽ bị kéo xuống khá, hoặc khá thì bị kéo xuống trung bình, còn nếu trung bình thì sẽ kéo xuống mức rớt môn luôn. Vậy thói quen bấm điện thoại quá nhiều sẽ chưa thể khiến sinh viên giỏi bị rớt môn, nhưng hoàn toàn có thể khiến các bạn học lực trung bình khá bị rớt môn.

Phải làm sao để bỏ thói quen nghiện điện thoại?

Sau khi hiểu rõ những tác hại tiềm ẩn của việc bấm điện thoại quá nhiều, thậm chí có thể dẫn tới hậu quả bị rớt môn, thì chắc chắn sinh viên đang có băn khoăn rằng phải làm sao để bỏ thói quen nghiện điện thoại? Thật ra, có rất nhiều giải pháp khác nhau, mỗi người sẽ tự lựa chọn ra được cách phù hợp nhất với mình. Nhưng cách đơn giản nhất chính là các em dần dần hạn chế thời gian sử dụng điện thoại lại, chẳng hạn như mình đang bấm điện thoại 8 tiếng/ngày, thì hãy giảm xuống 7 tiếng, rồi sau này khi đã quen thì dần giảm xuống 6 tiếng, 5 tiếng, 4 tiếng… Việc giảm dần như này sẽ giúp các em dễ thích nghi hơn và có thể duy trì được lâu dài, tránh trường hợp ép bản thân giảm thời gian dùng điện thoại xuống đột ngột, vì sẽ khó lòng làm được. Ngoài ra, các em cũng cần phải cực kỳ nghiêm túc, tập trung trong giờ học, nhất định không được lôi điện thoại ra bấm khi đang nghe giảng, đang tập trung làm bài, muốn gì thì để khi học xong rồi bấm sau cũng được.

Bài viết này đã giúp sinh viên nhận ra được những rủi ro tiềm ẩn khi bấm điện thoại quá nhiều, thậm chí còn có thể khiến các em bị rớt môn. Đồng thời, gợi ý cách giúp sinh viên bỏ thói quen nghiện điện thoại. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em, chúc các em học tốt!

>> 5 cách giúp sinh viên bỏ thói quen nghiện điện thoại

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Điều Kiện Tốt Nghiệp Loại Giỏi Của Hệ Cao Đẳng

4 Tác Hại Khôn Lường Khi Thụ Động Trong Việc Học

Sinh Viên Có Nên Tham Gia Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Không?