Sau khi tốt nghiệp ra trường, điều đương nhiên mà các em cần làm chính là bắt đầu tìm việc, tìm kiếm cho mình một việc làm phù hợp, đúng chuyên ngành, đúng mong muốn và bản thân mình đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của công việc. Khi đó, có một điều nhận được nhiều sự quan tâm, chính là sinh viên mới ra trường tìm việc làm có khó không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Đối thoại với nhà tuyển dụng – Làm sao để tạo ấn tượng tốt?
Sinh viên ra trường cần lưu ý gì khi tìm việc?
Trước khi giải đáp rằng sinh viên mới ra trường tìm việc làm có khó không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sinh viên ra trường cần lưu ý gì khi tìm việc, thường sẽ xoay quanh một số điều sau:
- Cần dành thời gian tìm hiểu kinh nghiệm ứng tuyển trước khi bắt đầu tìm việc;
- Tham khảo cách viết CV, cách trả lời phỏng vấn sao cho ấn tượng, tránh mắc lỗi;
- Tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực, nguyện vọng, không rải CV lung tung;
- Cố gắng nêu bật rằng mình có khả năng học hỏi tốt, nếu học lực giỏi thì nhớ flex;
- Đừng so sánh bản thân mình với các bạn giỏi rồi tự ti, cho rằng năng lực mình yếu kém;
- Ôn lại kiến thức chuyên ngành thật kỹ trước khi phỏng vấn, đảm bảo trả lời tốt khi được hỏi;
- Không nên đòi hỏi mức lương quá cao, nhưng cần đưa ra con số cụ thể, tránh nói “sao cũng được”…
Bên cạnh các lưu ý nêu trên, thì cũng còn nhiều điều khác mà sinh viên cần lưu tâm và chuẩn bị kỹ lưỡng, để giúp mình gia tăng cơ hội trúng tuyển, nhất là khi các em có tham vọng apply vào các công ty, tập đoàn lớn. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng giải đáp xem sinh viên mới ra trường tìm việc làm có khó không?
Sinh viên mới ra trường tìm việc làm có khó không?
Thật ra, khi chưa có kinh nghiệm ứng tuyển, chưa từng tìm việc làm chính thức, thì tất nhiên sinh viên mới ra trường sẽ cực kỳ hoang mang, và không giấu được sự lo lắng khi lần đầu tìm việc làm. Đây cũng là sự bỡ ngỡ hoàn toàn bình thường, ai mà chẳng có lần đầu tiên, và khi đó, chuyện tìm việc làm đối với các em sẽ không hề dễ dàng, vì nếu chủ quan, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thì các em hoàn toàn có thể rơi vào trường hợp apply rất nhiều nơi, mà chẳng được công ty nào nhận vào làm việc, rồi lại đâm ra tự ti về năng lực, cho rằng bản thân mình yếu kém,…
Mặc dù đây là thử thách không hề dễ dàng, nhưng sinh viên mới ra trường tìm việc làm cũng không quá khó, bằng chứng là các anh chị khoá trên hầu như cũng đều tìm được bến đỗ, tìm được công việc tốt, môi trường làm việc phù hợp để gắn bó rồi, còn mức lương cao hay thấp, cơ hội thăng tiến nhiều hay ít thì sẽ phụ thuộc vào năng lực của riêng mỗi người. Tức là nếu nghiêm túc ứng tuyển, chuẩn bị CV đàng hoàng, cố gắng ghi điểm trong buổi phỏng vấn, thì sinh viên mới ra trường vẫn có thể tìm được việc làm, chứ nó không khó đến nỗi khiến các em bó tay, chùn bước, còn chuyện hơn thua nhau về quy mô công ty, mức lương, cơ hội phát triển, thì sẽ phụ thuộc vào chuyện các em có năng lực ra sao, có nêu bật được những điểm mạnh của bản thân để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng chưa?
>> Sinh viên tích cực tham gia CLB có giúp làm đẹp CV khi ra trường?
Những yếu tố giúp sinh viên mới ra trường ghi điểm
Ở phần trước, chúng ta đã xác định được rằng tìm việc làm không dễ, nhưng cũng không quá khó với sinh viên mới ra trường, nếu các em biết cách nêu bật các điểm mạnh để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy những yếu tố nào giúp sinh viên mới ra trường ghi điểm khi ứng tuyển?
Đầu tiên và quan trọng nhất chắc chắn là khả năng học hỏi, kiến thức chuyên ngành mà các em đang nắm vững, và cũng có phần liên quan tới học lực. Chính vì thế, nếu các em đọc bài viết này khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là các bạn tân sinh viên năm 1, hãy đảm bảo rằng mình sẽ học thật tốt, cố gắng nắm vững kiến thức chuyên ngành, vì đây chính là tiêu chí quan trọng hàng đầu nếu các em muốn tìm được việc làm tốt khi mới ra trường.
Tiếp theo, thành thạo các kỹ năng mềm liên quan tới công việc cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên tăng lợi thế cạnh tranh và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, các em hãy dành thời gian để tìm hiểu xem công việc mình muốn apply đang yêu cầu những kỹ năng mềm nào, rồi tự nhìn lại bản thân xem mình còn yếu ở đâu, cần trau dồi thêm gì, rồi chủ động dành thời gian rèn luyện chúng nhé. Bên cạnh đó, tuỳ từng tính chất công việc, yêu cầu riêng của từng công ty, mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm thêm các yếu tố khác, chẳng hạn như mục tiêu, định hướng nghề nghiệp, ngoại ngữ, sự năng động, sáng tạo, chăm chỉ, chịu khó, nhiệt tình, hoà đồng, tinh thần làm việc nhóm,…
Ứng tuyển mãi không được nhận thì phải làm sao?
Nếu các em sớm tìm được việc làm thì quá tốt, nhưng lỡ sinh viên mới ra trường ứng tuyển mãi mà không được công ty nào nhận thì phải làm sao? Khi đó, chắc chắn cảm giác sẽ rất buồn, chán nản, thất vọng về bản thân, thậm chí một số bạn còn cực kỳ tự ti, cho rằng mình bất tài, vô dụng, có mỗi chuyện tìm việc thôi mà cũng làm không nên thân, rồi sau này đi làm lấy đâu ra năng lực để hoàn thành tốt những việc được giao?
Các em có thể buồn, có thể bực khi ứng tuyển mãi không được nhận, tuy nhiên, không nên để sự buồn bực ấy kéo dài quá lâu, chi phối cảm xúc và tác động tiêu cực đến những lần ứng tuyển tiếp theo. Thay vào đó, sinh viên mới ra trường hãy dành thời gian để nhìn lại, tổng kết lại xem vì sao mình không được công ty nào nhận, hãy liệt kê cụ thể, chi tiết toàn bộ nguyên nhân mà mình nghĩ đến. Sau đó, lần lượt tìm ra hướng giải quyết, khắc phục từng nguyên nhân kể trên, sau khi xử lý được triệt để, thì khả năng cao rằng các em sẽ thành công trong lần ứng tuyển tiếp theo.
Đây chính là ví dụ điển hình của trường hợp vượt qua thất bại, tự rút kinh nghiệm từ thất bại trong quá khứ để tăng khả năng thành công trong tương lai. Bài viết này đã giúp giải đáp băn khoăn rằng sinh viên mới ra trường tìm việc làm có khó không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Cách trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn hóc búa thường gặp khi ứng tuyển
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.