Sự Thật Mất Lòng, Nên Giữ Kín Hay Nói Thẳng Luôn?

Nhiều người có câu cửa miệng rằng sự thật mất lòng, rồi dựa vào đó để lúc nào cũng nói thật, nói thẳng, nhiều khi đó là những lời không dễ nghe, nhưng họ vẫn nói vì bản thân không có ý xấu, và đang muốn tốt cho người đối diện nên mới nói ra. Đó là một quan điểm không sai, nhưng liệu có nên mặc định lúc nào cũng nói thẳng như thế? Sự thật mất lòng, chúng ta nên giữ kín hay nói thẳng luôn? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Gian dối khi phỏng vấn và những hậu quả khôn lường

Sự thật mất lòng là gì?

Sự thật mất lòng là vế sau của câu “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, đây là câu nói ám chỉ những trường hợp khi nói ra sự thật, nói đúng vấn đề thì có thể khiến người đối diện cảm thấy hụt hẫng, đôi phần khó chịu, không hài lòng, thậm chí ghét mình, nhưng bạn vẫn quyết định nói ra, đơn giản vì đó là sự thật, là điều nên nói và cần nói để giúp đối phương trở nên tốt hơn, giúp họ giải quyết được các vấn đề, trúc trắc mà bản thân đang gặp phải, chứ nếu nói lái đi, nói giảm nói tránh, thì đối phương sẽ chưa hiểu được vấn đề. Đây là câu nói thường được sử dụng trong trường hợp sự thật là điều gì đó không dễ nghe, còn nếu bạn nói đúng sự thật, nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường, đối phương nghe xong cũng hiểu theo hướng tích cực và vội cảm ơn ngay, thì đó không phải là trường hợp sự thật mất lòng.

Có nên mặc định luôn nói sự thật không?

Trong học tập và làm việc, chúng ta cần phải luôn trung thực, có gì nói đó, không được gian dối, gian lận, nhất là vì những lý do hay mục tiêu cá nhân, trục lợi cho chính mình. Chẳng hạn như sinh viên đi học không được gian lận thi cử, không được chép bài của bạn hoặc nhờ bạn làm bài tập giùm, nếu vi phạm thì sẽ bị cảnh cáo, xử lý kỷ luật. Rồi khi đi phỏng vấn xin việc cũng cần đảm bảo trung thực, không nên phóng đại năng lực bản thân, nếu nhà tuyển dụng phát hiện ra thì sẽ bị loại ngay. Trong công việc, khi giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, lúc đó bạn cũng cần phải đảm bảo chữ tín, uy tín, danh dự cá nhân bằng cách luôn trung thực, có mới nói, không hứa bậy, hứa lèo xong nuốt lời.

Sự thật luôn được đề cao như thế, và hầu như mọi tình huống chúng ta đều cần phải tôn trọng sự thật, không được gian dối. Nhưng có nên mặc định rằng sẽ luôn nói sự thật không? Nếu được thì bạn vẫn nên luôn nói sự thật, miễn sao đó là sự thật, bạn chắc chắn đó là sự thật thì mình cứ chia sẻ, còn những chuyện nào bạn chưa chắc chắn, đang còn hoài nghi, chưa xác thực, hoặc chính bạn cũng phân vân không biết đúng sai thế nào thì nên im lặng, không nên chia sẻ vội, vì lỡ đâu điều đó không chính xác thì chẳng khác nào bạn đang bịa đặt, tung tin đồn sai sự thật, tự dưng định nói sự thật nhưng cuối cùng lại phản tác dụng khi thông tin chưa xác thực. Tuy nhiên, nên là một chuyện, còn trong thực tế muôn hình vạn trạng, nhiều tình huống khác nhau, thì bạn có nên linh hoạt xử lý không? Sự thật mất lòng, bạn nên giữ kín hay nói thẳng luôn?

>> Luyện kỹ năng giao tiếp sao cho đúng, cần bao lâu để giỏi?

Sự thật mất lòng, nên giữ kín hay nói thẳng luôn?

Quay trở lại với lăn tăn được nêu ra ở đầu bài viết, rằng sự thật mất lòng thì nên giữ kín hay nói thẳng luôn. Điều này sẽ tuỳ thuộc vào quan điểm riêng của từng người. Về bản chất, khi chắc chắn đó là đúng, là sự thật, thì bạn có thể nói ra, không ai ngăn cấm bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc xem liệu khi mình nói ra thì đối phương có lắng nghe không, có hiểu vấn đề không, hay họ sẽ cảm thấy bị mất lòng, cho rằng bạn đang chê bai, phán xét, lên mặt dạy đời? Nếu họ có khả năng suy nghĩ tiêu cực như thế, và bạn thấy mình cũng không liên quan nhiều tới câu chuyện, sự việc hay vấn đề ấy, thì bạn có thể bỏ qua, không nên nói ra kẻo sự thật mất lòng, tự dưng mình có ý tốt mà lại bị hiểu lầm.

Còn nếu sau khi cân nhắc, bạn cho rằng đối phương sẽ lắng nghe, sẽ hiểu vấn đề, hiểu rằng dù sự thật mất lòng nhưng bạn vẫn nói ra để cho lời khuyên, cho họ phương án và hướng đi đúng đắn hơn, thì bạn cứ nói thẳng luôn, chứ không nên giữ kín làm gì. Còn trong trường hợp bạn phân vân mãi mà chẳng biết được rằng liệu đối phương sẽ phản ứng ra sao khi mình nói ra sự thật ấy, thì bạn có thể chia sẻ theo hướng nói giảm nói tránh, tức là vẫn nói đúng sự thật ấy, nhưng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vấn đề, cho đối phương đỡ cảm thấy nặng nề, thì họ cũng sẽ dễ tiếp nhận hơn, và đó cũng là cơ sở giúp họ tự nhận ra mức độ nghiêm trọng thật sự của điều bạn đang nói.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng sự thật mất lòng là gì, nên giữ kín hay nói thẳng luôn? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Sự thật khó tin khiến sinh viên học giỏi vẫn bị trượt phỏng vấn

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?