Suy Nghĩ Bi Quan, Tiêu Cực Tiềm Ẩn Những Tác Hại Gì?

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, những người sống lạc quan, tích cực, thường sẽ ít khi cảm thấy mệt mỏi, bế tắc trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đây là điều mà hầu như ai cũng biết, nhưng trên thực tế, không dễ để chúng ta có thể lạc quan mọi lúc mọi nơi, hoặc tệ hơn, có những người luôn chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, càng nghĩ càng thấy mệt mỏi. Đó là điều không tốt một chút nào, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu xem suy nghĩ bi quan, tiêu cực tiềm ẩn những tác hại gì, và một số gợi ý giúp bạn dần thay đổi cách tư duy theo hướng tích cực hơn.

>> Người tiêu cực có thể thay đổi để trở nên tích cực không?

Biểu hiện của người bi quan, tiêu cực

Trước khi tìm hiểu các tác hại của suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số biểu hiện thường gặp của người bi quan, tiêu cực, để xem liệu mình và những người thân xung quanh có đang có dấu hiệu không:

  • Thường chỉ nhìn nhận sự việc/vấn đề dưới 1 góc độ, và đó sẽ là góc nhìn tiêu cực, tồi tệ, bi quan nhất có thể;
  • Thay vì vượt qua khó khăn, thử thách, thì họ thường né tránh, không dám đối diện vì sợ mình không làm được;
  • Khi gặp chuyện buồn, bực, thì thường sẽ mất khá nhiều thời gian để lấy lại tinh thần, lúc nào nhìn cũng thấy ủ rũ;
  • Thường rơi vào trạng thái cảm xúc bất ổn, đang vui tự dưng buồn ngang, vì những lý do không đáng;
  • Hay nghĩ xấu về người khác, gán ghép rằng người ta sai, tệ, xấu xa, trong khi thực tế chưa chắc là vậy;
  • Cho rằng bản thân mình yếu kém, tự ti về năng lực của mình, nhất là khi từng trải qua một vài lần thất bại;
  • Hay tự tạo ra vấn đề, chuyện bé xé ra to, khiến chuyện bình thường trở nên bất thường, tự khiến mọi chuyện trở nên phức tạp, nghiêm trọng quá mức so với tình trạng thực tế;
  • Thường để suy nghĩ, cảm xúc chủ quan chi phối, ít khi nhìn nhận và quyết định theo lý trí, theo dữ liệu,…

Nếu ai đang có từ 3 biểu hiện trở lên, thì khả cao rằng đó thật sự là một người có suy nghĩ bi quan, tiêu cực. Đáng buồn thay, điều đó cũng kéo theo nhiều tác hại tiềm ẩn mà họ có thể chưa lường trước được…

Suy nghĩ bi quan, tiêu cực tiềm ẩn những tác hại gì?

Đầu tiên, suy nghĩ bi quan, tiêu cực sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái nặng đầu, lùng bùng đầu óc, bất an, hoang mang, lo lắng. Trong khi mọi người xung quanh đang tận hưởng cuộc sống, hoặc đang tìm cách gỡ rối trước các vấn đề phát sinh hàng ngày, thì người bi quan, tiêu cực sẽ luôn bị rối bời, cảm thấy mệt mỏi, áp lực, cảm thấy như mọi điều tồi tệ nhất đang xảy ra với mình, và cho rằng mình hoàn toàn không thay đổi được chúng.

Chính tư duy đó, cộng thêm suy nghĩ bi quan, tiêu cực rằng mình không làm được đâu, hoặc lỡ làm mà để xảy ra sai sót thì sao, sẽ kiềm hãm bạn phát triển bản thân, khiến bạn đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ, ngại đối mặt với áp lực, luôn tìm cách né tránh những thử thách, đùn đẩy công việc khó cho người khác, thậm chí khi được giao cho những việc đơn giản, thì bạn cũng có xu hướng suy nghĩ quá nhiều, làm phức tạp hoá, trầm trọng hoá vấn đề hơn, khiến bạn loay hoay mãi mới làm xong việc, có khi lo lắng quá rồi cũng bỏ dở, không hoàn thành được.

Song song đó, người có suy nghĩ bi quan, tiêu cực cũng ít khi có được bạn bè thân, vì mọi người sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi tiếp xúc và nghe những điều tiêu cực từ bạn, họ lo ngại rằng bản thân sẽ bị tiêu cực hoá, nên sẽ chỉ dừng lại ở việc nói chuyện xã giao trong công việc, chứ không muốn dính líu hay kết thân. Ngoài ra, người tiêu cực cũng thường hay nghĩ xấu về người khác, chẳng hạn như khi bị mất đồ thì ngay lập tức nghi ngờ người này người kia lấy cắp, nên mọi người cũng thường sẽ hạn chế tiếp xúc, mắc công lại gặp chuyện gì đó, rồi lại bị vu oan, xích mích.

>> 4 nỗi sợ cực kỳ ám ảnh khi bạn bước sang tuổi 25

Bi quan, tiêu cực có ngăn cản bạn chạm tay tới thành công?

Sau khi điểm qua một số rủi ro tiềm ẩn của việc suy nghĩ bi quan, tiêu cực, thì bạn sẽ thấy rằng điều đó vừa khiến bạn mệt mỏi, nặng đầu, vừa kiềm hãm sự phát triển của bản thân, vừa khiến mình bị mọi người xung quanh xa lánh. Thật sự đó là những viễn cảnh tồi tệ mà chẳng ai mong muốn sẽ xảy ra với mình. Chưa dừng lại ở đó, cũng có quan điểm cho rằng việc suy nghĩ bi quan, tiêu cực cũng có khả năng ngăn cản bạn chạm tay tới thành công, liệu điều này có đúng không?

Đầu tiên, bạn cần phải tự định nghĩa rằng như thế nào là thành công mà mình mong muốn, chẳng hạn như được thăng tiến, gặt hái được nhiều kết quả tốt trong công việc, được cấp trên khen thưởng, hay đơn giản là bạn thấy mình ngày càng tiến bộ, ngày càng phát triển nhiều hơn so với lúc trước. Chính từ định nghĩa đó, bạn sẽ tự suy ra và kết luận được rằng tiêu cực có ảnh hưởng tới thành công của mình trong tương lai không? Mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng và kết luận riêng, nhưng đa số sẽ là có, tức là chuyện suy nghĩ bi quan, tiêu cực sẽ kiềm hãm khả năng chạm tay tới thành công của bạn. Chẳng hạn như trong công việc, bạn tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình không làm được, sợ sai sót, ngại đối mặt với thử thách, thì bạn sẽ khó lòng phát triển bản thân, khó lòng chạm tay tới thành công trong tương lai.

Vậy là một điều tưởng chừng như là bình thường, là nét đặc trưng riêng trong suy nghĩ của mỗi người, vậy mà nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác hại to lớn, cản trở đến thành công trong tương lai. Nếu đang cảm thấy bản thân mình có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bạn nên tìm cách loại bỏ chúng và tập cách tư duy tích cực hơn.

Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và tư duy tích cực hơn

Nếu đã quen với việc suy nghĩ tiêu cực, thì tất nhiên, bạn cần một thời gian dài để dần thay đổi, khắc phục, chứ không thể ngay lập tức bỏ ngay trong một sớm một chiều. Chính vì thế, điều đầu tiên bạn cần lưu ý chính là đừng ép buộc bản thân mình phải thay đổi nhanh chóng, vì điều đó chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn, áp lực hơn, và tiêu cực hơn, chứ không giải quyết được vấn đề gì, hãy cho bản thân thời gian để dần khắc phục. Tiếp theo, bạn hãy học cách suy nghĩ đơn giản, đa chiều, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, không cảm tính, không phiến diện, không phức tạp hoá vấn đề.

Chẳng hạn như khi mắc phải sai sót trong quá trình làm việc, thay vì tự ti về bản thân, cho rằng mình yếu kém, rồi trầm trọng hoá lên rằng mình là kẻ vô dụng, không làm gì ra hồn, thì bạn cần nhìn nhận đa chiều hơn, khách quan hơn, rằng thất bại ấy đến từ đâu, ngoài phần lỗi từ phía bản thân, thì còn yếu tố nào khác tác động tới không, sau đó, bạn sẽ tự rút kinh nghiệm từ thất bại ấy để mình trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân hơn trong những lần làm việc tiếp theo, chứ đừng vội quy chụp rằng mình bất tài, không làm được gì, rồi tự buông xuôi, không chịu cố gắng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải dần loại bỏ suy nghĩ tiêu cực về những người xung quanh, khi đối diện với các vấn đề, sự việc phát sinh, đừng ngay lập tức nghĩ xấu cho bạn bè, đồng nghiệp, và càng không nên đổ lỗi cho họ, vì đó là lối suy nghĩ tiêu cực, cảm tính, không khách quan, và sẽ khiến mối quan hệ của bạn với mọi người trở nên tồi tệ, bị xa lánh, chẳng ai muốn dính líu tới bạn mắc công lại gặp chuyện phiền phức, bị đổ lỗi, bị tiêu cực hoá,…

Ngoài ra, để học cách tư duy tích cực hơn, thì bạn cũng nên trở thành một phiên bản tốt hơn, hoàn hảo hơn của chính mình. Tức là bạn nên dành thời gian để trau dồi, học hỏi, rèn luyện thêm nhiều điều để nâng cao năng lực bản thân, tự tin hơn vào khả năng của mình, thì tự dưng bạn cũng sẽ trở thành một người tích cực hơn, không còn những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, tự ti về năng lực của mình nữa, đồng thời, khi đã phát triển bản thân hơn, thì bạn cũng sẽ hoàn thành tốt những việc được giao, hạn chế tối đa những sai sót, thất bại, vậy thì cũng đâu còn “cơ hội” để bạn suy nghĩ bi quan, tiêu cực nữa.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng suy nghĩ bi quan, tiêu cực tiềm ẩn những tác hại gì, đồng thời, đưa ra một số cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và tư duy tích cực hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 4 cách giúp bạn trở thành người lạc quan, tích cực hơn

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?