Thư Viện Đại Học Thường Có Các Nội Quy Nào Cho Sinh Viên?

Khi đi học, sinh viên phải nắm rõ và tuân thủ nội quy trường lớp, tránh để bản thân vi phạm sẽ phải đối mặt với những biện pháp xử lý kỷ luật, có khả năng bị trừ điểm rèn luyện và liên đới ảnh hưởng không tốt tới học lực. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên sử dụng thư viện hoặc vào thư viện ngồi học bài, ôn bài, thì sinh viên cũng cần chắc chắn rằng mình đã nắm rõ các quy định trong thư viện. Vậy thư viện trường đại học thường có các nội quy nào cho sinh viên? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Nhà, thư viện, quán nước – Đâu là địa điểm học lý tưởng

Quy định về giờ mở – đóng cửa của thư viện

Nội quy thư viện đầu tiên mà sinh viên đại học cần nắm rõ chính là quy định về giờ mở & đóng cửa thư viện mỗi ngày. Từ đó, các em sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian biểu, chọn lịch học nhóm trong thư viện cho đúng, tránh trường hợp tới thư viện sớm quá khi chưa mở cửa, hoặc trễ quá khi đã đóng cửa thì sẽ không vào học được. Hoặc trong những lúc cấp bách muốn mượn sách thư viện gấp để làm bài hoặc ôn thi, mà lại tới ngay giờ thư viện không hoạt động thì cũng chẳng mượn sách được, làm trì trệ tới việc học & ôn tập của sinh viên. Quy định về giờ mở – đóng cửa thư viện sẽ linh hoạt theo từng trường đại học, hoặc chuyện thư viện có mở cửa vào cuối tuần hay không cũng sẽ khác nhau theo mỗi trường. Để nắm được chính xác nhất thì sinh viên nên tìm hiểu quy định cụ thể của thư viện trường mình.

Nội quy không làm ồn khi học bài trong thư viện

Thông thường, trong thư viện sẽ có khu vực để sinh viên ngồi tự đọc sách, đọc tài liệu tại chỗ mà không cần mượn về nhà, hoặc nhiều trường cũng có hẳn một phòng rộng rãi để sinh viên ngồi tự học, với không gian yên tĩnh và máy lạnh mát rượi để các em có thể dễ dàng tập trung học hiệu quả. Chính vì thế, khi ngồi học bài trong thư viện đại học, mỗi sinh viên cũng cần có ý thức tuân thủ nội quy giữ trật tự, không làm ồn, không đùa giỡn lớn tiếng. Đây vừa là phép lịch sự tối thiểu, vừa là quy định được nêu rõ tại toàn bộ các thư viện, ồn ào ở chỗ khác thì được, chứ đừng ồn trong thư viện.

>> Sinh viên có nên học vượt ngay từ năm 1 không?

Quy định không mang đồ ăn, thức uống vào trong thư viện

Thư viện đại học là nơi để sinh viên ngồi học, không phải căn tin để ăn uống, và đó cũng là không gian kín, phòng máy lạnh, nếu bạn nào mang đồ ăn thức uống nặng mùi vào thì sẽ bay khắp phòng, ảnh hưởng tới việc học tập và không gian chung của mọi người, chưa kể tới rủi ro lỡ làm rơi rớt đồ ăn, hoặc đổ ra bàn, ra sàn thư viện thì ai sẽ lau dọn? Chính vì thế, đa số thư viện sẽ quy định rõ rằng sinh viên không được mang đồ ăn, thức uống vào trong, hoặc nếu muốn mang nước thì các em nên lịch sự để vào bình nước cá nhân, đóng nắp chặt để tránh trường hợp làm đổ nước lênh láng, hoặc lỡ xui rủi đổ nước làm ướt sách thư viện thì còn mệt hơn nữa.

Giữ gìn vệ sinh chung, không xả giấy rác trong thư viện

Giữ gìn vệ sinh chung là quy định chung của trường đại học, và đương nhiên cũng sẽ áp dụng trong nội quy thư viện đại học, tức là khi sinh viên sử dụng khu vực tự học, nếu ngồi học xong thì trước khi ra về phải kiểm tra kỹ vấn đề vệ sinh, không để lại giấy nháp hoặc giấy rác ngay tại bàn học. Nếu bạn nào vô tư, hồn nhiên tới nỗi học xong đứng lên đi về ngay, để khu vực chỗ ngồi của mình khá nhiều rác thì phía ban quản lý thư viện sẽ trích xuất camera và sớm liên hệ với các em để nhắc nhở, lập biên bản, nếu tái phạm nhiều lần thì có khả năng sẽ bị cấm không được sử dụng thư viện nữa.

>> Sinh viên stress học tập thì chữa lành bằng cách nào?

Không hút thuốc, không mang vật dễ cháy nổ vào thư viện

Thư viện là một kho tàng có rất nhiều sách, thậm chí có các đầu sách quý cực kỳ hiếm mà sinh viên sẽ khó lòng tìm được ở các nhà sách bên ngoài. Mà sách thì là vật dễ cháy, nếu chẳng may thư viện xảy ra hoả hoạn thì hậu quả và thiệt hại sẽ cực lớn, chính vì thế, tất cả thư viện trường đại học sẽ luôn có nội quy rằng sinh viên không được hút thuốc và không mang các vật dụng dễ cháy nổ vào bên trong thư viện. Nếu các em vi phạm mà lỡ để xảy ra hoả hoạn trong thư viện thì hậu quả sẽ khôn lường, nên hãy đặc biệt lưu ý quy định này.

Để cặp/túi xách đúng nơi quy định khi vào khu vực mượn sách

Vào thư viện mượn sách cũng tương tự như khi sinh viên vào nhà sách, tức là các em phải lưu ý để cặp & túi xác đúng nơi quy định, thường sẽ là các ngăn tủ hoặc khu vực gửi đồ ở bên ngoài, chứ sẽ không được mang cặp, mang túi vào trong khu vực mượn sách/đọc sách. Để tránh bị quê khi đang tung tăng trong thư viện mà bị mời ra ngoài gửi đồ, hoặc thậm chí có thể bị kiểm tra túi xách, thì sinh viên hãy luôn lưu ý tự giác để cặp/túi xách đúng nơi quy định truóc khi vào khu vực quầy sách nhé.

>> Đọc sách nào giúp sinh viên giao tiếp tốt hơn?

Mượn sách thư viện bằng thẻ sinh viên và lưu ý trả đúng hạn

Để quản lý việc mượn sách thư viện, đa số các trường sẽ dùng mã vạch trên thẻ sinh viên để lưu thông tin, rằng các em mượn bao nhiêu quyển sách, đó là các tựa sách nào, mượn từ ngày nào, dự kiến khi nào trả,… tức là khi muốn mượn sách thư viện để mang về nhà đọc thì các em hãy nhớ mang theo thẻ sinh viên. Đồng thời, khi thông tin mượn sách của mình đã được lưu lại thì tất nhiên sinh viên phải lưu ý trả sách đúng hạn, chứ không thể ngâm sách luôn ở nhà được đâu. Về phí phạt hoặc biện pháp xử lý khi sinh viên đại học làm mất sách, trả sách thư viện trễ hạn, thì chúng ta sẽ tham khảo nội quy ở phần tiếp theo.

Quy định phí phạt khi trả sách trễ, làm mất/rách sách thư viện

Mỗi trường đại học sẽ có quy định riêng về mức phí phạt trong các trường hợp sinh viên trả sách trễ, làm mất hoặc làm rách sách trong thư viện, để nắm được số tiền phạt chính xác nhất thì sinh viên nên tham khảo nội quy cụ thể của thư viện trường mình. Chẳng hạn như khi trả sách trễ thì tuỳ theo mức độ trễ mà phí phạt sẽ dao động trong 50.000đ – 200.000đ. Còn nếu sinh viên làm mất, làm hư hỏng hoặc rách sách trong thư viện thì thường sẽ phải đền bù bằng giá bìa như khi mua mới, hoặc thậm chí với các đầu sách quý hiếm thì phí phạt có thể còn cao hơn.

Để tránh bản thân bị mất tiền phạt thì sinh viên cần lưu ý trả sách đúng hạn, khi sử dụng hãy giữ gìn thật kỹ, đừng để bị hư hay mất sách. Và tất nhiên các em không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc giả bộ làm lơ khi mất sách, vì thông tin mã số sinh viên của mình đã được lưu lại kỹ rằng đang mượn sách nào, chưa trả sách nào, tới khi xét tốt nghiệp mà còn nợ sách thư viện chưa xử lý, chưa nộp phạt thì sẽ không được tốt nghiệp.

>> 5 cuốn sách hay giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm

Quy định số lượng sách tối đa sinh viên được mượn cùng lúc

Để dễ quản lý đầu sách, tránh trường hợp sinh viên mượn tràn lan, rồi để thất lạc, không trả đủ sách cho thư viện. Hoặc để tránh trường hợp mỗi bạn sinh viên mượn quá nhiều sách sẽ không đủ sách cho các bạn khác mượn đọc khi cần thiết, nhất là vào dịp cao điểm ôn thi cuối kỳ, thì các thư viện sẽ luôn có quy định về só lượng sách tối đa mà sinh viên được mượn cùng lúc. Thường sẽ là 2-4 cuốn sách cùng lúc, tức là khi sinh viên mượn đủ số lượng tối đa mà muốn mượn thêm, thì bắt buộc các em phải trả bớt sách rồi mới được mượn tiếp sách mới, chứ sẽ không có trường hợp ngoại lệ. Hoặc sinh viên cũng có thể năn nỉ bạn bè, những bạn nào còn slot để mượn sách giùm mình, nhưng khi đó thì các em cũng phải có trách nhiệm trả sách đầy đủ và đúng hạn, tránh để ảnh hưởng tới bạn bè nhé.

Bên cạnh các nội quy thường gặp nêu trên, thì tuỳ tình hình thực tế mà mỗi thư viện đại học có thể sẽ bổ sung thêm các quy định riêng, chẳng hạn như nếu có nhiều sinh viên phản ánh trường hợp giữ chỗ vô tội vạ trong thư viện, kiểu như để 1 cuốn sách lên bàn để giữ chỗ quá lâu mà không thấy ai ngồi, thì thư viện có thể ra thêm quy định rằng không được giữ chỗ như thế quá lâu, để còn trống bàn cho bạn khác học nữa. Bài viết này cũng đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng thư viện trường đại học thường có các nội quy nào cho sinh viên? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Ký túc xá có thư viện & phòng tự học cho sinh viên không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?