Tiểu Luận Là Gì? Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Gồm Những Phần Nào?

Làm bài tiểu luận để lấy điểm môn học là điều đã quá quen thuộc với sinh viên năm 3, năm 4. Nhưng đối với tân sinh viên năm 1 lần đầu tiên làm tiểu luận, thì đây thật sự là một thử thách không hề dễ dàng, thậm chí các em còn ngơ ngác không biết bài tiểu luận là gì, cấu trúc bài tiểu luận gồm những phần nào? Khi đó, các em sẽ quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để hoàn thành một bài tiểu luận đạt yêu cầu, đầy đủ những phần cần thiết, chứ cũng chưa nghĩ sâu xa đến việc làm thế nào để bài tiểu luận của mình đạt được điểm cao, được giảng viên khen,…

>> Hướng dẫn cách làm tiểu luận nhóm ở đại học

Bài tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận ở đại học là bài luận văn về một chủ đề liên quan đến nội dung môn học, sinh viên sẽ được giảng viên giao một số đề tài để chọn lựa và làm bài tiểu luận để lấy điểm quá trình của môn học. Bài tiểu luận cần phải được hoàn thành chỉn chu, đi đúng vào trọng tâm nội dung, thể hiện cho giảng viên thấy rằng sinh viên đã có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, đã nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tiễn liên quan tới chủ đề bài làm của mình. Đồng thời, bài tiểu luận cũng cần đảm bảo đúng cấu trúc, có đầy đủ các phần nội dung cần thiết, thì mới được đánh giá là đạt yêu cầu và có khả năng được điểm cao.

Thông thường, bài tiểu luận ở đại học thường sẽ được làm theo nhóm từ 3-5 thành viên, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt mà giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên làm tiểu luận theo từng cá nhân, sinh viên tự làm một mình. Sau khi hiểu rõ định nghĩa bài tiểu luận là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cấu trúc bài tiểu luận thường gồm những phần nào?

Cấu trúc bài tiểu luận gồm những phần nào?

Thông thường, từng giảng viên sẽ có yêu cầu riêng về cấu trúc bài tiểu luận, tức là có thể giữa các giảng viên khác nhau sẽ có sự khác biệt một tí về những phần cần có trong bài làm. Tuy nhiên, sự khác biệt đó thường sẽ không quá nhiều, chỉ xê xích khoảng 20%, còn 80% còn lại vẫn sẽ quy về cấu trúc chuẩn với các phần sau:

  • Lý do chọn đề tài: Trình bày ngắn gọn trong 1 mặt A4 rằng vì sao mình lại chọn đề tài này, nó cung cấp những kiến thức gì liên quan tới công việc sau này, thực trạng chủ đề này đang được quan tâm thế nào?
  • Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
  • Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu nào?
  • Tổng quan về chủ đề nghiên cứu: Tổng quan về chủ đề đang thế nào, tầm quan trọng của chủ đề và các nghiên cứu đã được xác thực trước đây (nếu có);
  • Nội dung nghiên cứu: Bao gồm cơ sở lý thuyết, thực trạng chủ đề, nội dung nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp/kết luận phù hợp với đề tài;
  • Tổng kết: Đưa ra kết luận chung về đề tài, ngắn gọn trong 1 mặt A4;
  • Tài liệu tham khảo: Liệt kê trích dẫn nguồn các tài liệu mình đã sử dụng để tham khảo.

Để đảm bảo mình hoàn thành bài tiểu luận đạt yêu cầu, sinh viên cần phải lắng nghe và ghi chép kỹ lưỡng những yêu cầu của giảng viên, đặc biệt là những phần nội dung cần có trong cấu trúc bài tiểu luận. Từ đó, các em sẽ có cơ sở để hoàn thành bài tiểu luận một cách chuẩn xác nhất và gia tăng cơ hội được đánh giá tốt.

>> Mẫu tiểu luận chủ đề khủng hoảng tài chính môn Thị trường Chứng khoán

Làm bài tiểu luận ở đại học có khó không?

Sau khi nắm được những phần nội dung thường gặp trong cấu trúc bài tiểu luận, thì vẫn còn một điều được không ít sinh viên thắc mắc, đó chính là “Làm bài tiểu luận ở đại học có khó không?” – Câu trả lời là không dễ, nhưng cũng không quá khó. Vì bản chất tiểu luận là một bài luận văn nhằm kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức môn học của sinh viên, và các em cũng phải có kỹ năng viết, trình bày bài làm một cách logic với đầy đủ luận điểm, luận cứ, cơ sở lý thuyết, thực trạng, phân tích, tổng hợp thông tin, kết luận,… Chính vì thế, nên đây là một thử thách “khó nuốt” đối với tân sinh viên, nhất là những bạn đang viết lách chưa tốt lắm, vậy mà lại phải tự tìm hiểu kiến thức môn học, tự phân tích rồi viết bài tiểu luận.

Tuy nhiên, bài tiểu luận không khó đến mức khiến sinh viên phải bó tay, vì thật ra đa số sinh viên đều có thể nhanh chóng làm quen và hoàn thành được bài tiểu luận. Càng làm nhiều bài tiểu luận thì các em sẽ càng tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm, càng nắm vững cấu trúc bài làm, hiểu rõ phương pháp nghiên cứu, biết cách thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp dữ liệu và đưa ra kết luận sao cho chính xác, logic và thuyết phục. Ngoài ra, đa số bài tiểu luận sẽ được làm theo nhóm, tức là sinh viên sẽ làm cùng những bạn khác, phân chia mỗi người một nhiệm vụ để dần làm quen, tránh bị quá tải, giúp sinh viên cảm thấy “nhẹ gánh” hơn khi phải đối mặt với bài tiểu luận ở đại học.

Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu được tiểu luận là gì, cấu trúc bài tiểu luận gồm những phần nào và làm bài tiểu luận ở đại học có khó không? Hy vọng rằng những thôn tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> Sinh viên nộp bài tiểu luận trễ deadline có sao không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
+ Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
+ Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?