Ứng Viên Cần Chú Ý Những Phần Nào Khi Đọc Mô Tả Công Việc?

Trước khi nộp CV ứng tuyển bất kỳ vị trí nào, ứng viên cần phải đọc kỹ mô tả công việc, để xem rằng liệu công việc đó có như mình mong muốn hay không và bản thân mình có đáp ứng được những gì công việc yêu cầu hay không. Đây là điều cực kỳ quan trọng, vì công việc đó sẽ gắn bó với bạn suốt một thời gian dài, chứ không phải chỉ ngày một ngày hai. Nếu cảm thấy có bất kỳ sự không phù hợp nào trong mô tả công việc, thì bạn cần phải cân nhắc lại, để xem liệu mình có thể chấp nhận được điểm không phù hợp đó hay không. Mô tả công việc thường sẽ khá dài, vậy ứng viên cần chú ý đến những phần nào để đảm bảo tìm được một công việc phù hợp nhất với bản thân?

>> 4 sai lầm khiến bạn rải CV mà không công ty nào phản hồi

1. Công việc thường ngày trong mô tả công việc

Điều đầu tiên mà ứng viên cần chú ý trong mô tả công việc chính là những việc thường ngày mà mình cần làm ở vị trí đó. Đó chính là những việc mà bạn sẽ làm sau này, làm mỗi ngày luôn. Hãy chắc chắn rằng mình thích làm những điều đó, mình có thể hoàn thành chúng một cách vui vẻ và không có bất kỳ điều khó chịu nào. Đồng thời, bạn cũng cần phải cân nhắc xem liệu bản thân mình đã có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để có thể hoàn thành các công việc đó không, có phần nào mình chưa bao giờ làm, chưa biết làm hay không. Nếu có quá nhiều việc mình chưa biết làm, chưa rõ phải làm thế nào, thì tốt nhất là bạn nên tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn với mình.

2. Yêu cầu của công việc

Trong mô tả công việc chắc chắn sẽ có phần yêu cầu của công việc, tức là công việc đó yêu cầu ứng viên phải thoả mãn những tiêu chí nào. Trong phần này, điều đầu tiên mà ứng viên cần phải chú ý chính là yêu cầu về số năm kinh nghiệm, vì hầu như nó sẽ là điều kiện tiên quyết khi nhà tuyển dụng sàng lọc CV, chẳng hạn như công việc yêu cầu 3 năm kinh nghiệm nhưng CV của bạn chỉ mới 1 năm kinh nghiệm thì sẽ bị loại ngay.

Tiếp theo, bạn cần quan tâm tới yêu cầu về kiến thức chuyên môn, tức là công việc này cần ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành nào, vững các kiến thức nào. Tiếp theo, bạn cần xem kỹ tất cả yêu cầu khác được ghi trong mô tả công việc. Nếu thấy rằng mình thoả mãn phần lớn các yêu cầu đó, thì bạn cứ tự tin ứng tuyển thôi.

>> 6 tiêu chí đánh giá ứng viên khi phỏng vấn mà bạn nên biết

3. Mức lương trong mô tả công việc

Mức lương cũng là một phần cực kỳ quan trọng mà bạn cần quan tâm khi đọc mô tả công việc. Tốt nhất là bạn nên xác định sẵn khoảng lương mong muốn của mình là bao nhiêu, nếu mức lương ở vị trí này thoả mãn khoảng lương đó hoặc thậm chí là cao hơn, thì bạn cứ thoải mái ứng tuyển thôi.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc, bạn sẽ gặp phải rất nhiều trường hợp công ty không ghi rõ mức lương trong mô tả công việc, thay vào đó, họ ghi là mức lương thoả thuận. Lúc này thì bạn cần phải cân nhắc thôi, nếu bạn thấy rất thích công việc này, cảm thấy mình sẽ làm rất tốt và đạt kết quả tốt trong tương lai, thì bạn cứ apply rồi thoả thuận mức lương trong buổi phỏng vấn. Tất nhiên rằng để thoả thuận được mức lương tối ưu nhất thì bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn, phải làm sao để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty, thì người ta sẽ sẵn sàng trả mức lương cao cho mình.

4. Địa điểm và thời gian làm việc

Địa điểm làm việc cũng là một điều mà bạn cần phải chú ý trong mô tả công việc. Bạn cần tránh xa những công ty có địa chỉ làm việc chung chung, không rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ khó lòng hoàn thành tốt công việc nếu như địa chỉ làm việc quá xa, ngày nào cũng phải đi phượt một đoạn đường dài, kẹt xe, khói bụi, nắng nôi,… để đến công ty mỗi ngày. Chưa kể đến chuyến về nhà cũng cực kỳ khổ sở, về tới nhà là mệt bở hơi tai, chẳng còn muốn làm gì nữa.

Ngoài ra, sẽ có những lúc công việc yêu cầu làm thêm giờ, phải về khuya, nếu nhà xa thì cũng cực nản. Hoặc đôi khi công ty có việc gấp phải lên công ty ngay, hoặc bạn lỡ để quên tài liệu quan trọng ở nhà, thì quãng đường cực xa đó sẽ trực tiếp cản trở công việc của bạn. Nói chung là có rất nhiều công ty gần nhà bạn và phù hợp với bạn, hãy tìm thật kỹ, chắc chắn bạn sẽ tìm ra, chứ bạn không nên apply một công ty quá xa nhà đâu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến thời gian làm việc. Đây không phải là điều quá quan trọng, nhưng ít ra thì bạn cũng nên check kỹ xem công việc này yêu cầu giờ giấc như thế nào, để xem mình có thể đáp ứng thời gian đó và vẫn làm việc vui vẻ hay không. Làm việc từ mấy giờ tới mấy giờ, có phải đi làm quá sớm hay về quá trễ không? Làm việc bao nhiêu ngày/tuần, làm từ thứ 2 tới thứ 6, hay là làm luôn thứ 7, chủ nhật? Nếu sau khi xem xét thời gian làm việc và thấy ổn, thì bạn có thể apply rồi đó. Chúc bạn thành công.

>> 5 sai lầm chết người khi trả lời phỏng vấn khiến bạn mất cơ hội việc làm

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý