Khi lên đại học, bên cạnh việc làm quen với phương pháp học tập mới, tiếp xúc với những môn học mới, bạn bè mới, thì còn có một điều khiến không ít sinh viên quan tâm, đó chính là có nên làm ban cán sự lớp ở đại học không? Để trả lời câu hỏi này, thì trước tiên các em cần phải nắm được rằng ban cán sự lớp ở đại học gồm những chức vụ nào nhé!
1. Lớp trưởng – Ban cán sự lớp ở đại học
Nhắc tới ban cán sự lớp ở đại học, thì chắc chắn sẽ không thể thiếu lớp trưởng, người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động học tập và phong trào của lớp. Đồng thời, lớp trưởng cũng sẽ đóng vai trò trung gian giữa nhà trường và sinh viên, thông báo những thông tin quan trọng từ nhà trường cho cả lớp cùng nắm, đồng thời, lắng nghe, ghi nhận những mong muốn, góp ý mà sinh viên muốn gửi tới nhà trường.
Ngoài ra, trong một số môn học, giảng viên cũng có thể sẽ giao cho lớp trưởng nhiệm vụ điểm danh, ghi chú điểm cộng, điểm trừ, tổng hợp bài tiểu luận, quản lý trật tự lớp học,… Tất nhiên, song song với những trách nhiệm đó thì giảng viên cũng sẽ cho lớp trưởng điểm cộng để bù đắp cho thời gian và công sức mà các em đã bỏ ra. Ngoài ra, giảng viên cũng sẽ thường xuyên giao tiếp với lớp trưởng, đây cũng là lợi thế giúp các em dễ dàng tạo mối quan hệ với giảng viên hơn so với những bạn khác.
2. Lớp phó – Ban cán sự lớp ở đại học
Song song với lớp trưởng, thì lớp phó cũng là một chức vụ khá quan trọng trong ban cán sự lớp ở đại học. Những nhiệm vụ của lớp phó thường sẽ tương tự như lớp trưởng, đóng vai trò hỗ trợ cho lớp trưởng trong tất cả những đầu việc quan trọng, tức là khi lớp trưởng cảm thấy quá tải, thì hãy yên tâm vì đã có lớp phó. Cụ thể hơn, nếu như giảng viên thấy lớp trưởng đang bị quá tải, thì sẽ giao bớt nhiệm vụ sang cho lớp phó, hoặc trong những hôm lớp trưởng nghỉ, thì lớp phó sẽ là người thay thế để phụ trách những nhiệm vụ của lớp trưởng. Tất nhiên, lớp phó cũng sẽ là người thường xuyên giao tiếp, giữ liên lạc với giảng viên, nên cũng sẽ dễ dàng tạo mối quan hệ với giảng viên.
>> 5 lý do vì sao sinh viên nên tham gia Mùa Hè Xanh
3. Ban chấp hành chi Hội
Song song với 2 chức vụ quen thuộc nêu trên, thì khi lên đại học, sinh viên còn được làm quen với những chức vụ mới trong ban cán sự lớp, đó chính là những chức vụ trong ban chấp hành chi Hội. Trường đại học sẽ có Hội Sinh Viên cấp trường, bên dưới sẽ là Liên Chi Hội cấp khoa, phía dưới nữa sẽ là Ban chấp hành chi Hội của từng lớp, hoặc từng giảng đường. Những chức vụ chính trong Ban chấp hành chi Hội bao gồm: Chi Hội Trưởng, Chi Hội Phó, Uỷ Viên – Tất cả sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm về những hoạt động, phong trào phía Hội Sinh Viên Trường.
4. Ban chấp hành chi Đoàn
Bên cạnh phía Hội Sinh Viên, thì các trường đại học còn có Đoàn Trường, và tất nhiên ở từng lớp cũng sẽ có Ban Chấp Hành Chi Đoàn, bao gồm Bí Thư, Phó Bí Thư, Uỷ Viên – cùng nhau chịu trách nhiệm về các hoạt động, phong trào phía Đoàn Trường và tất nhiên các chức vụ này cũng thuộc ban cán sự lớp. Khi mới lên đại học, sinh viên thường sẽ dễ bị lẫn lộn, chưa phân biệt được các chức vụ cũng như các hoạt động của Đoàn – Hội. Đó là điều bình thường, dần dần khi có nhiều thời gian tiếp xúc, làm quen với các hoạt động, phong trào Đoàn – Hội, thì tự nhiên các em sẽ phân biệt được thôi.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên năm nhất, phân biệt được các chức vụ trong ban cán sự lớp ở đại học. Nếu có ý định làm ban cán sự lớp ở đại học, thì các em cứ mạnh dạn thử sức, mỗi chức vụ sẽ có những vai trò và trách nhiệm khác nhau, sẽ giúp các em học hỏi được nhiều điều và trau dồi năng lực quản lý, lãnh đạo của bản thân. Cho dù các em lựa chọn vị trí nào, thì hãy luôn nghiêm túc, cố gắng hết mình để hoàn thành tốt vai trò của mình nhé!
>> Cách rèn luyện kỹ năng lãnh đạo nhóm cho sinh viên
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.