Lâu lâu có động lực để cố gắng học, nhưng được vài bữa lại nản, bị sự lười biếng lấn át, cuối cùng kết quả học tập vẫn không khả quan, vẫn bị điểm kém, có bạn nào đang rơi vào trường hợp này không? Tạo động lực học tập đã khó rồi, nhưng duy trì được động lực trong dài hạn lại càng khó hơn, và không phải sinh viên nào cũng làm được điều đó. Mấu chốt nằm ở đâu, làm cách nào để sinh viên duy trì động lực học tập dài hạn?
>> 5 cách tiếp lửa khi sinh viên mất động lực, chán học
Học giỏi sẽ có lợi thế nào cho tương lai?
Trước tiên, sinh viên cần hiểu rõ rằng khi học giỏi sẽ có lợi thế nào cho tương lai, thì các em mới có động lực đủ lớn để quyết tâm học tập, chinh phục các kiến thức khó, phức tạp ở đại học. Chẳng hạn như các em muốn phát triển sự nghiệp trong ngành marketing, muốn sau 5 năm làm việc sẽ được thăng tiến lên vị trí quản lý, manager với mức lương 30 triệu/tháng, đó là 1 mục tiêu rất cụ thể và đáng để theo đuổi.
Để đạt được mục tiêu đó, bắt buộc sinh viên mới ra trường phải có nền tảng kiến thức chuyên ngành vững chắc, thì mới có khả năng được nhận vào làm việc ở công ty tốt, có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Hơn nữa, mấu chốt để các em được thăng tiến chính là phải trở nên nổi bật, phải có kết quả làm việc xuất sắc và duy trì phong độ ổn định trong thời gian dài, mà đương nhiên điều đó chỉ xảy ra với những ai nắm vững kiến thức chuyên môn. Mà kiến thức ở đâu ra? Chính là những điều mà mình được học ở giảng đường trong suốt 4 năm đại học, phải chăm chỉ, tập trung nghe giảng để nắm vững kiến thức, phải học giỏi thì tương lai mới tươi sáng, cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
Chia nhỏ kiến thức để duy trì động lực học tập
Khi đã xác định mục tiêu rõ ràng, kèm theo động lực để cố gắng học tốt, thì bước tiếp theo, sinh viên phải duy trì được điều đó trong dài hạn. Thông thường, lý do khiến sinh viên dễ nản chí, bỏ cuộc giữa chừng, chăm chỉ được vài bữa rồi lại lười ngang, chính là vì quá áp lực, quá tải về kiến thức, khi thấy có quá nhiều môn học khó, khiến thức phức tạp, cho rằng mình không thể nào học hết được. Hãy gạt bỏ tâm lý tiêu cực ấy sang một bên. Đồng thời, chia nhỏ kiến thức ra để học dễ hơn, thay vì phải cùng lúc tiếp thu 10 nội dung, thì sinh viên nên chia ra thành 3-3-4 cho 3 buổi tự học khác nhau.
Ngoài ra, để giảm tải khối lượng kiến thức vào đợt thi cuối kỳ, sinh viên nên tập thói quen học & ôn tập mỗi ngày. Vào cuối ngày hãy dành thời gian để ôn lại kiến thức đã học của ngày hôm đó, rồi note lại các ý chính, các keyword quan trọng, để tới khi ôn thi sẽ nhẹ nhàng hơn, không bị quá tải. Chuyện học hành sẽ không còn là điều quá áp lực, nặng nề nữa, từ đó, sinh viên cũng sẽ duy trì được động lực học tập trong dài hạn.
>> Cách chia nhỏ kiến thức & thời gian để học hiệu quả
Biến việc ham học hỏi trở thành thói quen dài hạn
Khi hỏi các bạn học lực giỏi, xuất sắc, rằng bí quyết nào để học tốt, đạt điểm cao? Rất nhiều bạn sẽ trả lời rằng do họ có thói quen ham học hỏi, cực kỳ hứng thú với các kiến thức môn học, cảm thấy rất vui, tự hào khi đã tiếp thu được 1 kiến thức mới nào đó. Họ luôn chủ động học mọi lúc, mọi nơi, và cho rằng càng tích luỹ nhiều kiến thức thì càng khiến bản thân vững vàng hơn, chuyên môn tốt hơn, một cách hoàn toàn tự nguyện chứ không phải đi học do bị ép buộc. Đó cũng chính là bí quyết để các bạn sinh viên duy trì động lực học tập trong dài hạn, tức là các em không nên cho rằng việc học hành là điều bị bắt ép, mà phải thật sự tự nguyện, học vì mình có thói quen ham học hỏi, cảm thấy hứng thú khi được tiếp xúc và tiếp thu các kiến thức mới mỗi ngày.
Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách duy trì động lực học tập trong dài hạn, các em hãy thử áp dụng để giúp cải thiện kết quả học của mình. Đồng thời, trong những lúc quá áp lực về chuyện học hành, thi cử, điểm số, thậm chí muốn bỏ cuộc vì quá burn out, thì hãy củng cố động lực bằng cách nghĩ tới những lợi ích, những điều tích cực, những quả ngọt mà mình sẽ gặt hái được trong tương lai, từ đó, sẽ tiếp thêm động lực để các em duy trì sự chăm chỉ, nỗ lực học tập. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em.
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.