Hồi hộp, căng thẳng khi phỏng vấn xin việc là một cảm xúc bình thường của tất cả mọi người. Khi còn là sinh viên mới ra trường, lần đầu đi phỏng vấn, chúng ta sẽ cực kỳ hồi hộp. Rồi khi đã đi làm nhiều năm, đúc kết được kha khá kinh nghiệm ứng tuyển, nhưng chắc chắn cảm giác căng thăng khi phỏng vấn cũng sẽ tự dưng ập đến khi đối diện với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ khiến bạn bị run, trả lời phỏng vấn lắp bắp và thể hiện chưa tốt lắm trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là cách giữ bình tĩnh, giảm căng thẳng khi phỏng vấn xin việc mà bạn có thể tham khảo:
>> 4 lý do khiến sinh viên mới ra trường bị trượt phỏng vấn
1. Tìm hiểu thông tin công ty trước khi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, ứng viên sẽ thường thấy căng thẳng, mất bình tĩnh khi mình chưa rõ thông tin công ty, nhất là khi nhà tuyển dụng hỏi xoáy, hỏi sâu, mà mình còn đang mơ hồ. Chính vì thế, để giữ bình tĩnh, giảm căng thẳng khi phỏng vấn xin việc, thì bạn cần phải chủ động tìm hiểu kỹ thông tin công ty, xem founder gồm những ai, họ kinh doanh trong lĩnh vực gì, sản phẩm/dịch vụ gì, đối tượng khách hàng là ai, phân khúc giá như thế nào, có bao nhiêu chi nhánh, có những đối thủ cạnh tranh nào… Đồng thời, bạn cũng cần phải nắm rõ mô tả công việc xem những việc mình cần phụ trách là gì, KPI ra sao, yêu cầu ứng viên có những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thế nào. Bạn càng nắm rõ thông tin công ty, thông tin vị trí mình ứng tuyển, thì bạn sẽ càng tự tin hơn và giảm căng thẳng khi phỏng vấn xin việc.
2. Chuẩn bị kỹ để giảm căng thẳng khi phỏng vấn
Một lý do cũng khá phổ biến khiến ứng viên bỗng dưng căng thẳng khi phỏng vấn, chính là vì bị khớp, bị khựng lại vì không biết cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn được nhà tuyển dụng đưa ra. Lúc ấy, bạn sẽ cực kỳ lúng túng, cộng thêm tâm lý căng thẳng, sẽ dẫn tới việc trả lời không có đầu đuôi, trả lời tùm lum tùm la, không đi vào trọng tâm câu hỏi, nhiều khi bị mất điểm rồi trượt phỏng vấn luôn. Giải pháp cho vấn đề này chính là bạn hãy tìm hiểu trước một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp, chuẩn bị trước câu trả lời cho mình để tránh bị khớp, bị căng thẳng khi được hỏi đến bất chợt. Tất nhiên, bạn cần trả lời một cách tự nhiên khi được nhà tuyển dụng hỏi, tránh việc trả lời phỏng vấn như đang học thuộc lòng nhé.
>> Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp kèm gợi ý trả lời
3. Xem nhà tuyển dụng như những người bạn
Một trong những lý do khiến ứng viên mất bình tĩnh, căng thẳng trong buổi phỏng vấn chính là quá sợ nhà tuyển dụng. Đồng ý rằng nhà tuyển dụng đang đánh giá chấm điểm bạn, nhưng thật ra đây cũng chỉ là một cuộc trò chuyện để đôi bên tìm hiểu kỹ hơn về nhau. Công ty sẽ đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển không, bạn cũng tìm hiểu xem công việc có đúng với nguyện vọng của mình không. Tất nhiên, bạn cần giữ tác phong lịch sự và thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng, nhưng không đồng nghĩa với việc biến buổi phỏng vấn trở nên quá căng thẳng. Hãy xem nhà tuyển dụng như những người bạn mới gặp mặt, đầu tiên, hãy giới thiệu bản thân một cách tự nhiên, gây ấn tượng với đối phương bằng những điểm mạnh của mình, sau đó, hãy trò chuyện với nhau một cách chân thành và thân thiện.
4. Trau dồi kỹ năng giao tiếp để giảm căng thẳng khi phỏng vấn
Một yếu tố quan trọng giúp buổi phỏng vấn trở nên thoải mái, tránh gặp phải bầu không khí căng thẳng, chính là bạn hãy tự tin giao tiếp với nhà tuyển dụng. Khi bạn cực kỳ mạnh về mặt giao tiếp, thì cho dù người đối diện đang là khách hàng, đối tác lớn hay nhà tuyển dụng khó tính, thì bạn vẫn dễ dàng giữ bình tĩnh, chẳng hề căng thẳng và chắc chắn sẽ trò chuyện với họ một cách cực kỳ tự nhiên, thoải mái, khéo léo, nhưng vẫn đảm bảo lịch sự trong giao tiếp. Ngược lại, nếu bạn giao tiếp chưa tốt, bị run khi giao tiếp với người lạ, thì bạn sẽ dễ bị căng thẳng khi phỏng vấn. Vậy giải pháp chính là bạn hãy cố gắng trau dồi kỹ năng giao tiếp của bản thân để có thể tự tin phỏng vấn trong tương lai.
Trên đây là 4 cách giúp bạn giữ bình tĩnh, giảm căng thẳng khi phỏng vấn xin việc. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn, nhất là với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn, thường bị run khi đối diện với nhà tuyển dụng. Chúc bạn sẽ ngày càng tự tin hơn, bình tĩnh hơn và sớm tìm được một công việc phù hợp với mình nhé!
>> Kỹ năng giao tiếp khéo léo khi phỏng vấn xin việc
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.