Kỹ năng xử lý từ chối cực kỳ quan trọng, nhưng rất nhiều người chưa thật sự rèn luyện được kỹ năng này. Nếu thành thạo kỹ năng xử lý từ chối, chúng ta sẽ gia tăng thêm nhiều cơ hội cho bản thân trong công việc cũng như đời sống. Chẳng hạn nếu xử lý từ chối thành công, chúng ta sẽ thuyết phục được khách hàng ký hợp đồng, thuyết phục được đối tác lớn chấp nhận hợp tác với mình, thuyết phục nhà tuyển dụng rằng chúng ta thật sự là ứng viên phù hợp, thuyết phục cấp trên rằng mình xứng đáng được tăng lương, thăng chức dù trước đó họ đã buông lời từ chối với đề xuất của mình.
>> 10 câu hỏi về kỹ năng xử lý tình huống phổ biến nhất khi phỏng vấn
Không = Không phải bây giờ
Điều quan trọng nhất mà một người có kỹ năng xử lý từ chối luôn luôn ghi nhớ chính là khi đối phương nói “không”, đó không phải là “không”, mà chỉ là “không phải bây giờ”. Nếu nghĩ rằng đó là “không”, thì chúng ta đã tự đánh mất đi cơ hội thuyết phục họ. Còn nếu nghĩ rằng “không phải bây giờ” thì chúng ta sẽ không từ bỏ, không xem rằng đó là một lời từ chối, mà chỉ đơn giản là ở thời điểm hiện tại họ chưa sẵn sàng để nói lời đồng ý.
Họ cần thêm thời gian hoặc cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định. Hoặc cũng có thể nhu cầu và mong muốn của họ chưa được chúng ta khai thác tối đa để khuyến khích họ đồng ý. Một khi đã ghi sâu trong đầu quan điểm “Không = Không phải bây giờ”, thì đó chính là bước đầu tiên để chúng ta có thêm cơ hội, để rèn luyện và thực hành kỹ năng xử lý từ chối cho bản thân.
Lắng nghe lý do trước khi xử lý từ chối
Ở bước tiếp theo, chúng ta cần phải bình tĩnh và lắng nghe đầy đủ các lý do khiến họ từ chối, chứ đừng vội lao vào giải thích liên miên, tràn lan mà không hiểu rõ lý do từ chối thật sự của họ là gì. Vì nếu chúng ta không lắng nghe, chúng ta sẽ mãi mãi không biết được rằng vì sao họ lại từ chối, và khi không biết được lý do thì chúng ta không thể nào thuyết phục để họ thay đổi quyết định. Chính vì thế, kỹ năng lắng nghe là nền tảng cực kỳ quan trọng để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống. Thay vì tỏ ra thất vọng rồi bỏ cuộc, thay vì lao ngay vào giải thích, thì chúng ta hãy lắng nghe đối phương trước đã.
>> Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả trong học tập và công việc
Đưa ra lập luận và giải pháp tối ưu để xử lý từ chối
Sau khi đã lắng nghe kỹ và đầy đủ các lý do khiến đối phương từ chối. Chúng ta cần phải phân tích kỹ lưỡng và chuẩn bị trước các luận điểm phù hợp để trình bày với họ. Hãy cho đối phương thấy rằng việc từ chối chính là họ đã đánh mất đi cơ hội của họ, họ đã đánh mất một lợi ích cụ thể nào đó, họ sẽ phải hối hận sau này. Tóm lại, hãy đưa ra lập luận và giải pháp tối ưu để đối phương phải nghiêm túc suy nghĩ lại và rút lại lời từ chối. Nhưng hãy nhớ rằng các lập luận và giải pháp này phải đánh đúng nhu cầu, đánh đúng những điều mà đối phương quan tâm và giải quyết được tất cả lý do từ chối mà họ đã đưa ra trước đó.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn biết được cách xử lý từ chối một cách khéo léo. Tất nhiên đây không phải là một kỹ năng có thể rèn luyện được ngay lập tức, chúng ta cần có thời gian để rèn luyện, để dần hoàn thiện kỹ năng xử lý từ chối của mình. Chúc các bạn thành công.
>> Kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ một cách khéo léo
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.