Khi đi làm, chúng ta thường có 2 mong muốn, đầu tiên là muốn học hỏi, tích luỹ nhiều kinh nghiệm để dần hoàn thiện chuyên môn cho bản thân, tiếp theo là mục tiêu phải hoàn thành tốt công việc, đạt chất lượng, đủ KPI & đúng deadline. Để đạt được những mục tiêu quan trọng đó, thì đây là những điều cơ bản trong công việc mà bạn cần lưu ý:
>> Bị lạc lõng khi mới ra trường đi làm thì phải làm sao?
1. Thân thiện & giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Điều đầu tiên & cơ bản trong công việc mà bất kỳ ai cũng cần lưu ý, nhất là với nhân viên mới, đó chính là hãy luôn lịch sự, thân thiện và giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp xung quanh. Mỗi ngày đi làm bạn đều gặp mặt đồng nghiệp, ngồi làm việc ngay kế bên nhau và đương nhiên khi có mối quan hệ tốt với họ thì bạn sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi đi làm, rồi khi bị quá tải công việc thì bạn cũng sẽ dễ nhờ sự hỗ trợ từ họ hơn.
Ngược lại, nếu bạn cho rằng mình có khả năng tự làm tốt công việc, không cần quan tâm tới người khác, không có nhu cầu kết thân với đồng nghiệp, thì chẳng khác nào bạn đang tự tách mình ra khỏi tập thể, mỗi ngày đi làm chẳng có ai để nói chuyện, thì sớm muộn gì cũng sẽ thấy chán nản rồi nghỉ việc. Chưa kể tới rủi ro rằng đồng nghiệp có thể thấy bạn khó gần rồi đâm ra ghét, không ưa, rồi gây khó dễ trong công việc thì lại càng tệ hơn.
2. Sẵn sàng teamwork trong công việc vì mục tiêu chung
Khi đi làm, có thể đa phần công việc bạn sẽ làm độc lập, nhưng cũng sẽ có những lúc phải phối hợp cùng các đồng nghiệp khác, nhất là trong các dự án lớn đòi hỏi nhiều thành viên phải cùng teamwork, mỗi người một công việc & vai trò riêng. Khi đó, tinh thần sẵn sàng teamwork sẽ là điều giúp bạn nhanh chóng hoà nhập với những dự án tập thể, cùng phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp vì mục tiêu chung, vì muốn kết quả làm việc nhóm đạt được tối ưu nhất.
Ngược lại, với một người không thích teamwork, không chủ động hoàn thành tốt đầu việc được giao khi làm việc nhóm, thì vừa kéo kết quả của tập thể đi xuống, vừa khiến mọi người có đánh giá không tốt về bạn, nếu điều này tới tai cấp trên và tiếp diễn trong thời gian dài, thì bạn sẽ khó lòng trụ lại công ty. Nếu không muốn viễn cảnh tồi tệ ấy xảy ra, thì bạn cần ghi nhớ lưu ý quan trọng trong công việc này nhé!
>> Phải làm sao khi teamwork với người mình không thích?
3. Lưu ý dành 80% thời gian cho các công việc chuyên môn
Lưu ý tiếp theo chính là bạn hãy dành 80% cho các công việc chuyên môn, tức là trong mỗi ngày làm việc, có thể bạn sẽ được giao cho làm rất nhiều việc, có cả những điều lặt vặt không đúng chuyên môn, nhưng hãy gói gọn chúng trong khoảng thời gian ngắn thôi, đừng mất cả ngày để xử lý chúng mà lại quên mất những đầu việc chuyên môn quan trọng hơn. Đây cũng chính là kỹ năng quản lý thời gian, quản lý & sắp xếp công việc mà bất kỳ ai đi làm cũng cần phải trau dồi, để giúp bạn tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, tránh bị trễ deadline hay bị quá tải.
4. Đừng chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng
Không chỉ với sinh viên mới ra trường, mà cả những ai đã đi làm lâu năm cũng có thể quên mất lưu ý quan trọng khi đi làm này, đó chính là đừng chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng. Dù sao thì chất lượng công việc vẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ tập trung, chỉn chu trong công việc & năng lực làm việc của mỗi cá nhân.
Chẳng hạn như công ty yêu cầu bạn phải gọi điện thoại mỗi ngày để tìm ra các khách hàng quan tâm, có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của công ty, nếu bạn chỉ chạy theo số lượng, ráng gọi cả 100 – 150 cuộc, nhưng lại không có out come, chẳng ai quan tâm, thì sẽ không được đánh giá cao bằng một nhân viên khác gọi ít hơn, chỉ tầm 50 – 60 cuộc/ngày, nhưng ra được 3-4 khách hàng quan tâm, muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và có khả năng sẽ chốt đơn.
>> “Để mai tính” và hậu quả của thói quen trì hoãn
5. Không được trì hoãn, việc hôm nay chớ để ngày mai
Có nhiều người hay than rằng sao nhiều việc quá, sao tự nhiên hôm nay có nhiều việc phải làm khiến mình thấy stress, thấy quả tải. Nếu chuyện này lâu lâu mới xảy ra thì không sao, có thể do khối lượng công việc của những ngày đó phát sinh nhiều hơn, tuy nhiên, nếu điều này lặp lại nhiều lần, liên tục, thì hãy nhìn lại bản thân xem bạn có trì hoãn không, có “để mai tính” không?
Hãy lưu ý rằng việc hôm nay chớ để ngày mai, đây là điều bạn cần tự nhủ trong cả công việc, học tập lẫn trong đời sống, vì sự trì hoãn này sẽ kéo theo rất nhiều tai hại, khiến bạn trở nên mờ nhạt trong công ty, thậm chí nếu cấp trên phát hiện ra bạn có thói trì hoãn thì có thể họ sẽ sớm sa thải bạn, công ty không dư tiền để trả lương cho một người không chiiju cố gắng, lúc nào cũng dây dưa, kéo dài công việc từ ngày này sang ngày khác mà vẫn chưa hoàn thành.
6. Đừng ngại giao tiếp với cấp quản lý, cấp trên
Có một lỗi sai mà khá nhiều bạn trẻ, sinh viên mới ra trường mắc phải, đó chính là tâm lý ngại giao tiếp với sếp, với cấp quản lý, cấp trên. Tuy nhiên, đó lại chính là rào cản khiến bạn khó lòng hoàn thành tốt công việc, nhất là khi mình là nhân viên mới, có nhiều điều chưa biết, cần được cấp trên hướng dẫn thêm, mà lại ngại hỏi rồi tự làm theo ý mình, tới khi vỡ lẽ, công việc sai sót tùm lum thì lại bị khiển trách. Mà bị sếp mắng xong bạn lại càng có tâm lý ngại sếp hơn, tiếp tục không dám giao tiếp với sếp, chính vòng luẩn quẩn này sẽ khiến bạn khó lòng hoàn thành tốt công việc trong tương lai.
Vì thế, hãy thoải mái hơn, chủ động giao tiếp, báo cáo công việc với cấp trên, nếu có những khó khăn cần sếp hỗ trợ hoặc hướng dẫn thì hãy mạnh dạn mở lời trên tinh thần ham học hỏi, muốn được sếp hướng dẫn để làm việc tốt hơn, thì chắc chắn cấp trên sẽ sẵn sàng hỗ trợ thôi, không có gì phải ngại.
Bài viết này đã điểm qua những điều cơ bản trong công việc mà bạn cần lưu ý. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Bất đồng quan điểm với cấp trên thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.