Xử lý tình huống là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công sở, ai xử lý khéo thì sẽ được khen, còn ai xử lý không khéo thì nhiều khi còn gây hoạ cho chính bản thân mình. Chính vì thế, trong buổi phỏng vấn nhân viên mới, nhà tuyển dụng thường hay đưa ra những câu hỏi tình huống để thử khả năng xử lý của ứng viên. Một trong những tình huống thường được đặt ra chính là “Phải xử lý như thế nào khi phát hiện đồng nghiệp trộm cắp tài sản công ty?”.
>> Lần đầu xin việc, phải trả lời thế nào khi được hỏi về điểm yếu?
Lúng túng trước tình huống đồng nghiệp trộm cắp tài sản công ty
Nhiều ứng viên tỏ ra lúng túng, thậm chí không biết xử lý thế nào khi được đưa ra tình huống éo le này. Thậm chí có nhiều người còn nói rằng sẵn sàng che giấu, xem như không hề hay biết nếu người kia trộm cắp tài sản vì các lý do đáng thương như cần tiền chữa bệnh cho mẹ, cần tiền mua sữa cho con,…
Những ứng viên này chưa đủ trải nghiệm và cũng không vững vàng kiến thức về pháp luật, họ không hay biết rằng hành vi trộm cắp là vi phạm pháp luật, có thể sẽ bị ngồi tù. Người che giấu cũng đã phạm vào tội bao che và cũng sẽ bị pháp luật xử lý.
Trộm cắp tài sản công ty sẽ bị xử phạt thế nào?
Nếu công ty truy tìm ra được người trộm cắp tài sản với đầy đủ bằng chứng, thì người đó sẽ bị:
- Bị phạt hành chính từ đồng đến 2 triệu đồng, theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu;
- Bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, theo Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, nếu giá trị tài sản trộm cắp từ 2 triệu đến dưới 50 triệu.
Có thể thấy, việc trộm cắp tài sản công ty hoàn toàn có thể bị phạt tù, là vi phạm luật hình sự nên đây là điều không được phép bao che với bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó, ở phương diện công ty, công ty hoàn toàn có thể sa thải sau khi yêu cầu nhân viên đó bồi thường hoặc hoàn trả tài sản.
>> Công ty có được trừ lương, phạt tiền nhân viên đi trễ không?
Cách xử lý tình huống đồng nghiệp trộm cắp tài sản công ty
Khi gặp tình huống đồng nghiệp trộm cắp tài sản công ty, nếu các em bắt quả tang tại trận thì chỉ cần nói với người đó là hãy trả tài sản về chỗ cũ, không nên trộm cắp như thế với bất kỳ lý do gì. Tiền bạc có thể giải quyết sau, chứ trộm cắp thì sẽ liên quan đến pháp luật, sẽ bị xử phạt hoặc thậm chí là ngồi tù nếu giá trị trộm cắp từ 2 triệu trở lên.
Còn nếu tình huống đó đã xảy ra rồi, cả công ty biết là mất trộm tài sản rồi, mà các em có bằng chứng thì các em cần hẹn người đó ra nói chuyện ở nơi công cộng, có thể là ở một quán cafe, vì đó là nơi đông người nên sẽ hạn chế được các tình huống xô xát nếu người đó bị kích động. Các em hãy hỏi rõ lý do người đó trộm cắp tài sản công ty.
Nếu vì khó khăn tiền bạc, cần tiền gấp với lý do chính đáng thì mình có thể hỗ trợ phần nào hoặc thậm chí là kêu gọi các nhân viên khác cùng hỗ trợ nếu lý do cực kỳ quan trọng như chữa bệnh, cấp cứu cho người thân,… Tất nhiên khi vấn đề tiền bạc đã có hướng giải quyết thì người đó nên tự thú trước công ty, các em yên tâm vì nếu lý do cần tiền thật sự chính đáng thì công ty sẽ bỏ qua, vì ai cũng từng có những lúc bồng bột, sai lầm, quan trọng là mình đã nhận ra và sửa đổi.
Còn nếu lý do cần tiền là vì cờ bạc, nghiện ngập thì thật sự là mình sẽ không giúp được về mặt tài chính, hoặc nếu biết họ cờ bạc, nghiện ngập nhưng đang thay đổi thì các em có thể giúp 1 lần này. Rồi các em khuyên họ nên từ bỏ càng sớm càng tốt việc cờ bạc, nghiện ngập vì như thế sẽ chẳng thể nào khá lên được. Đồng thời, khuyên họ nên tự thú trước công ty trước khi pháp luật can thiệp. Vì nếu pháp luật can thiệp thì họ sẽ bị xử phạt, thậm chí là có thể sẽ phải đi tù. Nhiều khi lúc trộm cắp họ không nhận thức được rằng hậu quả sẽ nghiêm trọng như thế. Khi được các em nói rõ cho biết, thì có khả năng họ sẽ tự nhận lỗi trước công ty. Nhưng lỡ họ cầu xin mình bỏ qua, xem như không biết thì các em cũng nói rõ là mình rất khó xử, không thể xem như không biết vì như thế sẽ phạm vào tội che giấu, đồng loã và cũng sẽ bị pháp luật xử lý.
>> 10 câu hỏi về kỹ năng xử lý tình huống phổ biến nhất khi phỏng vấn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.