Home Học tậpHọc hành, thi cử 3 Cách Phân Biệt Học Kỳ Phụ Và Học Kỳ Chính Ở Đại Học

3 Cách Phân Biệt Học Kỳ Phụ Và Học Kỳ Chính Ở Đại Học

by Hoàng Khôi Phạm
3 Cách Phân Biệt Học Kỳ Phụ Và Học Kỳ Chính Ở Đại Học

Khi lên đại học, tân sinh viên sẽ bỡ ngỡ trước nhiều khái niệm mới mà mình lần đầu được tiếp xúc, một trong số đó chính là học kỳ chính & học kỳ phụ. Các em sẽ lăn tăn rằng tại sao lại phải chia chính – phụ để làm gì, học kỳ chính là gì, học kỳ phụ là sao, chúng khác nhau thế nào và làm sao để phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa 2 loại học kỳ ấy? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua 3 cách phân biệt học kỳ phụ và học kỳ chính ở đại học trong bài viết này nhé!

>> Sinh viên bị cấm thi trừ bao nhiêu điểm rèn luyện?

Học kỳ là gì?

Học kỳ thường kéo dài khoảng 3-4 tháng, là đơn vị chia nhỏ để đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở đại học. Mỗi năm học thường sẽ có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ. Đây là khoảng thời gian đủ để sinh viên hoàn tất các môn học theo định mức có sẵn, chẳng hạn như các môn 2-3 tín chỉ thường sẽ kéo dài trong 2-3 tháng là học xong, cộng thêm thời gian ôn tập, thi học kỳ và chờ kết quả điểm số, thì sẽ vừa trùng khớp với khoảng thời gian 3-4 tháng của mỗi học kỳ.

Học kỳ chính ở đại học là gì?

Học kỳ chính ở đại học là học kỳ nằm chính thức trong chương trình học, thường sẽ có sẵn danh sách môn học theo gợi ý của chương trình học tiêu chuẩn, sinh viên phải đăng ký học phần và tham gia học đầy đủ, mang tính bắt buộc, nếu không đăng ký bất kỳ môn nào trong học kỳ chính, mà cũng không làm thủ tục bảo lưu học tập, thì sinh viên có thể bị nhà trường huỷ kết quả học tập vì cho rằng các em đã bỏ học. Mỗi năm học ở đại học thường sẽ có 2 học kỳ chính, sinh viên thường học 5-6 môn trong mỗi học kỳ chính.

>> Môn 2 tín chỉ học bao lâu, mấy tháng sẽ xong?

Học kỳ phụ ở đại học là gì?

Học kỳ phụ ở đại học là học kỳ bổ sung trong dịp hè, để sinh viên có thêm cơ hội đăng ký học cải thiện, học lại, học vượt, tránh để bị quá tải trong học kỳ chính. Chẳng hạn như học kỳ chính thường có 5-6 môn, nếu đăng ký học thêm nữa sẽ tăng lên 7-8 môn, sẽ dễ bị quá tải, thì sinh viên có thể chia ra, linh hoạt đăng ký trong học kỳ phụ để giảm tải khối lượng kiến thức trong học kỳ chính. Đa số trường đại học sẽ quy định rằng học kỳ phụ là không bắt buộc, sinh viên có thể lựa chọn đăng ký lịch học hoặc không, nếu không tham gia học kỳ phụ cũng không sao cả.

3 cách phân biệt học kỳ phụ và học kỳ chính

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa học kỳ chính & học kỳ phụ ở đại học là gì, thì chắc hẳn rằng các bạn tân sinh viên cũng đã gỡ rối được nhiều khúc mắc liên quan tới 2 khái niệm ấy. Để giúp các em phân biệt rõ hơn, tránh bị nhầm lẫn, thì hãy cùng điểm qua 3 cách phân biệt học kỳ phụ và học kỳ chính sau đây:

  • Thời gian tổ chức: Học kỳ chính thường sẽ diễn ra với thời gian tương tự như hồi cấp 2, cấp 3, tức là học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9-12, học kỳ 2 thường diễn ra vào tháng 2-5, còn học kỳ phụ sẽ được tổ chức riêng trong các tháng hè, tức là trong khoảng tháng 6-8.
  • Tính bắt buộc: Học kỳ chính là các học kỳ bắt buộc sinh viên phải tham gia học tập, nếu không thì các em có nguy cơ bị huỷ kết quả học, xoá tên khỏi danh sách sinh viên, còn học kỳ phụ thường sẽ không bắt buộc, bạn nào muốn học thì chủ động đăng ký thêm, còn không học cũng chẳng sao.
  • Số lượng môn học: Học kỳ chính thường có sẵn danh sách môn học gợi ý theo chương trình học, sinh viên nên học theo đúng số lượng ấy để có thể ra trường kịp tiến độ, thường sẽ khoảng 5-6 môn cho mỗi học kỳ chính, còn học kỳ phụ sẽ không cố định số lượng môn học, mà sẽ do sinh viên tự do đăng ký theo mong muốn, nhưng thường cũng chỉ khoảng 1-2 môn, chứ không nhiều như học kỳ chính.

Bài viết này đã giúp tân sinh viên hiểu rõ hơn rằng học kỳ chính và học kỳ phụ ở đại học là gì, đồng thời, nắm được 3 cách để phân biệt 2 khái niệm này. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên lận đận trong học tập thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích