Home Hành trang vào đời 5 Tác Hại Khôn Lường Khi Bạn Lười Biếng

5 Tác Hại Khôn Lường Khi Bạn Lười Biếng

by Hoàng Khôi Phạm
5 Tác Hại Khôn Lường Khi Bạn Lười Biếng

Ai cũng biết lười biếng là một thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và làm việc của mình. Thay vì chăm chỉ học tập, nỗ lực làm việc, thì tự dưng cơn lười biếng lại xui khiến chúng ta nghỉ ngơi, tám chuyện, chơi game, bấm điện thoại,… Có thể bạn đã từng quyết tâm rằng mình sẽ chăm chỉ hơn, nhưng được vài ba bữa lại đâu vào đấy, lại lười biếng như xưa. Nhưng bạn không nên để điều ấy tiếp diễn, hãy cùng điểm qua 5 tác hại khôn lường khi bạn lười biếng, để củng cố thêm động lực giúp mình cố gắng chăm chỉ hơn nhé!

1. Lười biếng khiến kết quả học tập sa sút

Nếu đang là sinh viên, thì thói quen lười biếng sẽ khiến kết quả học tập của các em sa sút. Đây là hậu quả hiển nhiên của việc đi học trễ, không tập trung nghe giảng, lười làm bài tập, lười ôn bài, thích đi chơi hơn đi học. Có thể việc lười biếng khiến các em cảm thấy thoải mái, vui vẻ ở thời điểm hiện tại, nhưng nó sẽ gây tác hại khôn lường tới kết quả học tập, khiến sinh viên bị điểm kém, thậm chí là rớt môn và không đạt được xếp loại tốt nghiệp như mong muốn. Từ đó sẽ kéo theo việc các em gặp nhiều khó  khăn khi ra trường xin việc sau này, vì mình đã có kết quả học tập chưa tốt, chưa vững kiến thức chuyên ngành.

>> 3 cách giúp sinh viên chống lười biếng ở đại học

2. Lười biếng khiến kết quả làm việc kém

Người lười biếng sẽ thường xuyên đi làm trễ, không tập trung làm việc, vừa làm vừa chơi, vào công ty cứ đi tám chuyện, làm việc riêng, đi làm mà cứ mong tới giờ về… Chính những điều ấy sẽ khiến bạn có kết quả làm việc kém, thậm chí có những công việc đơn giản mà lại mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, mà làm xong lại có nhiều lỗi sai, mất thời gian để khắc phục sai sót nữa. Điều này kéo dài sẽ gây nên tác hại nghiêm trọng, khiến bạn trở thành một nhân viên tệ trong tương lai, nhiều khả năng sẽ bị cấp trên sa thải vì liên tục có kết quả làm việc kém và thiếu chăm chỉ trong công việc.

3. Lười biếng khiến bạn dậm chân tại chỗ

Chẳng ai muốn mình đi làm lâu năm mà không được thăng tiến, chẳng ai muốn mình cứ mãi dậm chân tại chỗ trong khi người khác lần lượt vượt qua mình, đó gọi là chí cầu tiến của mỗi người. Nhưng thói quen lười biếng sẽ dần ăn mòn chí cầu tiến của bạn, nó sẽ khiến bạn chẳng hề cố gắng trong công việc, không hề nỗ lực để hoàn thành tốt công việc, thậm chí còn luôn đùn đẩy công việc cho người khác và tất nhiên điều đó sẽ dẫn tới hậu quả và tác hại là bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ. Thật vậy, chiếc vé thăng tiến chẳng bao giờ tới tay người lười biếng, chẳng ai ngồi mát ăn bát vàng đâu.

>> Phải làm sao khi bản thân quá lười biếng?

4. Lười biếng khiến bạn bị mờ nhạt

Bất kỳ điều gì cũng có nguyên nhân của nó, đó gọi là luật nhân quả. Khi người khác đạt được nhiều thành tích, thành tựu, trở nên nổi bật trong giảng đường, trong công ty, thì đó là kết quả của việc họ đã không ngừng cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ học tập và làm việc. Ngược lại, nếu như bạn lười biếng, chẳng chịu cố gắng làm gì cả, thì bạn sẽ trở thành một người mờ nhạt, chẳng có thành tích gì đặc biệt, thậm chí nó còn khiến bạn bị đánh giá thấp về năng lực, vì bạn đâu có chăm chỉ, đâu có cố gắng trau dồi năng lực bản thân. Tất nhiên, điều này sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình tìm việc đấy.

5. Thu nhập thấp khi bạn lười biếng

Tác hại cuối cùng và cực kỳ dễ hình dung, chính là thu nhập thấp khi bạn lười biếng. Tức là khi đi làm, nếu như bạn không chăm chỉ, không cố gắng làm việc, thì bạn sẽ có kết quả làm việc không tốt, không mang lại nhiều giá trị cho công ty, thì làm sao công ty trả lương cao cho bạn được. Rồi khi xin việc cũng thế, nếu lười biếng không chịu trau dồi năng lực bản thân thì làm sao bạn tự tin deal lương với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, với một số công việc đặc thù như nhân viên kinh doanh, phải cố gắng mang về doanh số cao thì mới có mức lương cao, mà nếu bạn lười biếng thì làm sao mà có doanh số, tất nhiên sẽ kéo theo việc bạn phải nhận về mức thu nhập hàng tháng rất thấp, rồi lại bị áp lực về mức lương khi thấy bạn bè, đồng nghiệp xung quanh được trả lương cao hơn mình.

Trên đây là 5 tác hại khôn lường khi bạn lười biếng, tất nhiên, đây chỉ là những tác hại phổ biến nhất, chứ song song đó vẫn có rất nhiều tác hại chưa được liệt kê ra. Hy vọng rằng chúng đủ để trở thành hồi chuông thức tỉnh bạn, giúp bạn có động lực để chống lại cơn lười biếng. Chúc bạn thành công!

>> Phải làm sao khi áp lực về mức lương, bạn bè ai cũng lương cao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích